100 ngày đầu tiên của ông Obama trên cương vị tổng thống
(Cadn.com.vn) - Nhậm chức Tổng thống vào ngày 20-1-2009, ông Obama bước vào Nhà Trắng với những kỳ vọng lớn, quyết tạo hy vọng cho người Mỹ rằng những ngày tốt đẹp hơn đang ở phía trước, chứng tỏ ông có thể kiểm soát các vấn đề và thể hiện sự chín chắn mà ít người có thể ngờ tới ở vị Tổng thống 48 tuổi này. Nhưng sau lễ đăng quang đầy ấn tượng, phía trước ông Obama phải đối mặt với vô số khó khăn chồng chất. Nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ và cả thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm mạnh, nhân công bị sa thải ồ ạt và thất nghiệp lên tới mức cao nhất kể từ năm 1992. Các nguồn tài chính công tồi tệ, thâm hụt ngân sách kỷ lục. Ngoài ra, hàng loạt các vấn đề đối ngoại cũng đặt ra như cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan; cuộc xung đột ở Trung Đông; quan hệ với Nga; quan hệ với Liên minh Châu Âu (EU); quan hệ với các nước khu vực Mỹ Latinh...
Nhìn lại 100 ngày, điều mà dư luận quốc tế thấy rõ nhất là ông Obama đã sử dụng những ngày cầm quyền đầu tiên của mình để tạo dựng nền tảng cho phần còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống. Như Đài RFI đánh giá, điểm nổi bật nhất của chính quyền Obama là kế hoạch chấn hưng kinh tế 787 tỷ USD công bố hồi giữa tháng 2. Theo giới chuyên gia, kế hoạch này bắt đầu phát huy tác dụng nhờ vào các biện pháp giảm thuế tốn kém tới 286 tỷ USD, qua đó kích thích nhu cầu tiêu dùng. Phần còn lại tài trợ cho các dự án đầu tư và phải chờ thêm một thời gian nữa mới thấy được hiệu quả.
![]() |
Tổng thống Barack Obama phát biểu sau cuộc họp với các lãnh đạo kinh tế ở Washington ngày 25-2.Ảnh: UPI |
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng tiến hành điều chỉnh và gia tăng các biện pháp ổn định hệ thống tài chính, tiếp tục công việc của chính phủ tiền nhiệm. Trước đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua một kế hoạch 700 tỷ USD hỗ trợ hệ thống ngân hàng, trong số này có hơn 355 tỷ USD đã được chi dưới thời Tổng thống G.W.Bush. Vừa qua, chính quyền Obama quyết định chi thêm 235 tỷ USD, trong đó có 50 tỷ USD dành cho việc giúp đỡ các chủ sở hữu nhà ở gặp khó khăn để họ có thể thương lượng với ngân hàng về lịch trình thanh toán các khoản vay mua nhà.
Có thể nói, điểm xuyên suốt nổi bật trong đường lối ngoại giao mới của chính quyền Obama là phong thái hòa dịu, tôn trọng và lắng nghe đối tác, khác hẳn với chính quyền Bush tiền nhiệm. Nhận xét về chuyến công du Châu Âu của Tổng thống Obama, một bình luận viên của tờ báo Đức Der Spiegel đã ghi nhận: “Thời kỳ của một nước Mỹ cao ngạo đã cáo chung”. Trong các chuyến công du tới Châu Âu và Mỹ Latinh, ông đã nỗ lực đưa hình ảnh của nước Mỹ thoát khỏi giọng điệu bị cho là lên lớp của chính quyền Bush, khi nói với Châu Âu rằng ông muốn lắng nghe quan điểm của họ và bắt tay Tổng thống Venezuela Hugo Chavez có tư tưởng chống Mỹ tại một hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latinh.
Larry Sabato, Giáo sư Khoa học chính trị của Trường Đại học
![]() |
Tổng thống Barack Obama trả lời báo giới trong cuộc họp báo ngày 24-3. Ảnh: New York Times |
Ngoài những ấn tượng và thành công nói trên, điều mà ông Obama chưa thể làm được là sự xích lại gần nhau giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, vốn thường gây khó khăn cho Nhà Trắng trong nhiều vấn đề về chính sách đối nội và đối ngoại. Khi những quyết định khó khăn được đưa ra, hết lần này đến lần khác, ông Obama đã đứng về phe Dân chủ đang kiểm soát Quốc hội, khiến phe Cộng hòa đối lập tin rằng ông chỉ có quan điểm lưỡng đảng khi họ tự điều chỉnh phù hợp với quan điểm của ông. John Boehner, hạ nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa nói: “Chúng tôi tin rằng trong 100 ngày qua, chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp tốt hơn những gì mà chính quyền đề xuất. Đáng tiếc là trong thời gian đó, họ đã quyết định hành động một mình trên cơ sở thiên lệch”.
Tuy nhiên, lòng tin của dân chúng đối với lãnh đạo là một yếu tố rất thuận lợi để chính quyền tiến hành các chính sách quan trọng. Theo cuộc thăm dò của tờ Washington Post và ABC News, được công bố ngày 26-4, có tới 69% số người được hỏi tán thành các quyết định của Tổng thống Obama. Và 63% đánh giá rằng ông Obama đã hoàn tất được rất nhiều việc trong 3 tháng đầu tiên tại Nhà Trắng. Còn Tổ chức thăm dò Gallup cho biết, tỷ lệ ủng hộ Obama trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên lên tới 63%. Andrew Kohut, Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Pew, nói rằng ông Obama và cựu Tổng thống R. Reagan có nhiều điểm chung, đó là về mặt cá nhân họ nổi tiếng hơn nhiều so với các chương trình nghị sự của họ. Kohut nói: “Tỷ lệ ủng hộ ông vẫn cao cho dù ông đề xuất cách tiếp cận mới đối với vai trò của chính phủ, vốn có nhiều người hoài nghi”. Ở một góc nhìn khác, Giáo sư Stephen Hess lại cho rằng, điều chưa làm được trong 100 ngày đầu tiên của ông Obama là dự đoán chiều hướng phần còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống của ông”.
Lê Diệu Nguyên
NHỮNG MỐC THỜI GIAN ẤN TƯỢNG CỦA ÔNG OBAMA
20-1-2009: Ông Barack Obama trở thành Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Trong lễ nhậm chức tại Washington, trước 2 triệu người, ông đã kêu gọi người dân Mỹ hãy lựa chọn hy vọng để vượt qua mọi sợ hãi.
22-1: Tổng thống Obama nói rằng trại tù
26-1: Tổng thống thông báo các giai đoạn tiến tới việc giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào nhập khẩu các nguồn năng lượng nhập khẩu.
3-2: Obama thừa nhận đã mắc sai lầm sau khi ông Tom Daschle, người được chỉ định làm Bộ trưởng Y tế, buộc phải rút lui vì bị tố cáo khai thuế sai lệch đến 100.000 USD.
17-2: Obama đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế 787 tỷ USD.
19-2: Tổng thống Mỹ lần đầu tiên công du nước ngoài, tới
23-2: Trong thông điệp gửi Quốc hội, Tổng thống Obama nói rằng nước Mỹ sẽ trỗi dậy mạnh hơn từ cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay và cam kết đến năm 2013, sẽ cắt giảm một nửa mức thâm hụt ngân sách.
26-2: Tổng thống cho biết ngân sách 2010 với mức thâm hụt kỷ lục lên đến 1,75 nghìn tỷ USD.
27-2: Obama thông báo đa số lính Mỹ sẽ rút khỏi
20-3: Obama nói thẳng với người dân và lãnh đạo
26-3: Tổng thống Mỹ đề nghị là ngành công nghiệp xe hơi cần phải chấp nhận những biện pháp đau đớn, nghiệt ngã để tiến hành tái cơ cấu.
27-3: Obama tiết lộ chiến lược mới của Mỹ trong hồ sơ
1-4: Obama công du Châu Âu. Tổng thống Mỹ và Nga đồng ý bắt đầu tiến hành thảo luận về việc cắt giảm vũ khí chiến lược.
5-4: Tại Praha, thủ đô Cộng hòa Czech, Obama tuyên bố Mỹ sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh chống hiện tượng thay đổi khí hậu.
6-4: Trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ ủng hộ nỗ lực của
7-4: Obama bất ngờ công du
13-4: Tổng thống Mỹ bãi bỏ các hạn chế người Mỹ gốc
17-4: Tại Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ ở Trinidad và
21-4: Obama hé mở khả năng cho tư pháp truy tố các cựu quan chức Mỹ đã cho phép áp dụng các biện pháp tra tấn, nhân danh cuộc chiến chống khủng bố.