Pakistan quyết bỏ tù thủ lĩnh khủng bố Saeed, vì sao?
Một tòa án chống khủng bố ở Lahore hôm 12-2 (giờ địa phương) kết án Hafiz Saeed hai bản án tù 5 năm 6 tháng trong các vụ tài trợ khủng bố. Tại sao Pakistan lại thay đổi quyết định dù trước đây Islamabad công khai bắt tay với tên khủng bố đầu sỏ này?
Hafiz Saeed, kẻ chủ mưu đứng sau vụ tấn công khủng bố Mumbai năm 2008. Ảnh: AFP |
Saeed, kẻ sáng lập nhóm thánh chiến Lashkar-e-Taiba (LeT) và cũng là thủ lĩnh của cánh chính trị Jamaat-ud-Dawa (JuD), đã bị kết án cùng với trợ lý thân cận Malik Zafar Iqbal, kẻ điều hành tổ chức từ thiện Al-Anfaal Trust. Bằng cách buộc tội cả Saeed và Zafar dựa trên Đạo luật chống khủng bố, tòa án đã tái khẳng định các tổ chức mà chúng tham gia, trong khi Saeed đặc biệt bị kết tội là thành viên của một tổ chức khủng bố.
Saeed đã bị Cục Chống khủng bố (CTD) bắt giữ vào tháng 7-2019 và được nêu tên trong 27 vụ việc khác liên quan đến khủng bố. Các nhà quan sát cho rằng, điểm cần lưu ý trong phán quyết đối với Saeed là phần lớn có thể tránh được các hành động nào của các nhà chức trách mặc dù có liên quan đến vô số hoạt động khủng bố trong khu vực.
VỤ TẤN CÔNG MUMBAI NĂM 2008
Sau khi Nhóm LeT của Saeed thực hiện các vụ tấn công tại Mumbai, Ấn Độ vào năm 2008, y bị LHQ và Mỹ liệt vào danh sách những kẻ khủng bố toàn cầu. Năm 2012, Mỹ từng treo thưởng 10 triệu USD cho ai phát hiện ra tung tích của y. Trong khi Saeed đã công khai phủ nhận sự liên kết với LeT, những bằng chứng cho thấy JuD có liên quan đến nhóm đã nhiều lần được trình bày trong các thủ tục tố tụng tại tòa chống lại Saeed. Có vô số các tài khoản mạng xã hội và tài liệu của JuD cho thấy Saeed đã thề sẽ tiến hành thánh chiến chống lại Ấn Độ. Mới đây, vào tháng 12-2018, Saeed tuyên bố tiến hành cuộc chiến ở Hyderabad Deccan, trước đây từng là một tiểu bang của Ấn Độ, hiện đã bị chia cắt giữa các bang Telangana, Karnataka và Maharashtra.
Cũng có bằng chứng về sự tham gia trực tiếp của Saeed vào các vụ tấn công ở Mumbai trong các tài liệu được Cơ quan tình báo Pakistan (ISI). Những cuốn sách như Steve Coll, Directorate S thuật lại cách Saeed trực tiếp chỉ đạo 10 kẻ tấn công tiến hành đồng thời cá vụ tấn công ở Mumbai.
BẮT TAY HỢP TÁC
Trong khi các lệnh bắt giữ tạm thời liên tục diễn ra trong 12 năm qua, Saeed vẫn tiếp tục hiện diện công khai ở Pakistan. Điều này phần lớn là do nhóm của y nổi tiếng với những lời kêu gọi thánh chiến ở Kashmir, điều mà quân đội Pakistan rất hoan nghênh. Tổng tư lệnh quân đội Pakistan, tướng Pervez Musharraf thừa nhận việc ISI lợi dụng LeT.
Cựu lãnh đạo ISI Hameed Gul đã công khai bắt tay với Saeed cùng thành lập và lãnh đạo Hội đồng Quốc phòng Pakistan (DPC), một tập hợp các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Pakistan. Trong khi đó, ông Musharraf tự gọi mình là người ủng hộ lớn nhất của LeT. Điều này đã thúc đẩy các cuộc đàm phán về một liên minh chính trị tiềm năng giữa Saeed và ông Musharraf trước cuộc tổng tuyển cử năm 2018. Allah-o-Akbar Tehrik (AAT) đã liên kết với Saeed đã tham gia các cuộc bỏ phiếu, mặc dù thủ lĩnh LeT lúc đó được chỉ định là một tên khủng bố ở Pakistan.
Khi Saeed và nhóm của y được hưởng sự hợp pháp và hỗ trợ trong các hành lang quyền lực của Pakistan trong vài thập kỷ qua, Islamabad đã phải suy nghĩ lại về chính sách thánh chiến ở Kashmir, do áp lực từ các cơ quan giám sát chống khủng bố toàn cầu.
NGUY CƠ BỊ ĐƯA VÀO DANH SÁCH ĐEN
Nổi bật nhất trong số đó là Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF), đã có mặt trong vụ Pakistan trong những năm gần đây. Vào tháng 2-2018, trong cuộc họp của FATF tại Paris, Pakistan đã được thông báo sẽ bị đưa vào danh sách xám những kẻ phạm tội tài trợ khủng bố vào tháng 7 năm đó. Trong 18 tháng tiếp theo, trong nhiều cuộc họp toàn cầu và các chuyến thăm của FATF tới Islamabad, Pakistan được thông báo rằng họ phải đối mặt với nguy cơ bị đưa vào danh sách đen.
Vào tháng 10-2019, Pakistan đã tránh được danh sách đen mặc dù chỉ tuân thủ năm trong số 27 điểm được ban hành trong hướng dẫn của FATF. Bị đưa vào danh sách đen, cùng với Iran và Triều Tiên, sẽ dẫn đến việc bị cô lập toàn cầu vào thời điểm Pakistan bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng kinh tế đa hướng.
Tuy nhiên, tại cuộc họp của FATF ở Bắc Kinh vào tháng trước, cơ quan giám sát khủng bố bày tỏ sự hài lòng với những tiến bộ của Islamabad. Các nguồn tin ngoại giao xác nhận rằng, Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ pakistan. Một tuyên bố của Bộ Nội vụ Pakistan, sau chuyến thăm hồi tháng 1 vừa qua của Alice Wells, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ tại Nam và Trung Á, cho biết, Washington đã đánh giá cao các biện pháp chống khủng bố của Pakistan.
HÀNH ĐỘNG KỊP THỜI
Ông Salman Shah, cố vấn tài chính của chính phủ tại bang Punjab cho biết, đã có một sự sụt giảm lớn trong các sự cố khủng bố ở Pakistan trong vài năm qua. “Ngoài ra, việc tuyên án Hafiz Saeed là bằng chứng nữa cho thấy các hướng dẫn do FATF ban hành đang được tuân theo. Những lỗ hổng trong thực thi pháp luật và kết án trong quá khứ đã được FATF chỉ ra và Paksitan đã tuân thủ”, ông Shah cho biết. “Bản án đối với Hafiz Saeed sẽ có tác động tích cực, bởi vì đây là vấn đề lớn nhất mà FATF quan tâm”, ông Muhammad Amir Rana, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Pak (PIPS) cho biết.
Mỹ nối lại việc hỗ trợ dành cho Pakistan ngay sau khi Washington vụ không kích tiêu diệt chỉ huy Iran Qasem Soleimani trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hồi tháng trước. Tiếp theo, Mỹ tuyên bố sẽ nối lại huấn luyện quân sự với Pakistan. Trong khi Islamabad vẫn duy trì tính trung lập, thúc giục Washington và Tehran ngừng leo thang chiến tranh trong tháng qua, các chuyên gia cho rằng, Mỹ có thể sử dụng FATF và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để thúc đẩy lợi ích thông qua Islamabad.
AN BÌNH