Báo Công An Đà Nẵng

25 năm, hành trình và cảm nhận

Thứ năm, 10/02/2022 21:59

Ngày 6-11-1996, tại Kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Hành trình 25 năm ấy, chứng nhân trong thời khắc lịch sử, người còn, người mất. Nhưng những ký ức, cảm nhận trong thời khắc lịch sử đó vẫn còn được kể lại như nhắc nhớ đến mỗi người con của “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm/ Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say” hôm nay mãi nhớ đến ngày hôm qua…

Lễ tiễn đoàn cán bộ Quảng Nam tổ chức tại Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng). 

Từ một ý tưởng

Trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ IV, ngày 8-5-1989, với mong muốn “Đảng bộ và nhân dân thành phố thực hiện được vai trò là trung tâm kinh tế của miền Trung”, Đại hội đã thống nhất kiến nghị với Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Nam- Đà Nẵng cho tách TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, nếu chưa đủ điều kiện thì cho Đà Nẵng được trở thành Đặc khu kinh tế Đà Nẵng. Đây là ý tưởng đặt nền móng cho việc Trung ương xem xét Đà Nẵng trở thành TP trực thuộc Trung ương. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng lần thứ XV (10-1991), đã có kiến nghị đề nghị Trung ương cho tách Đà Nẵng thành TP trực thuộc Trung ương. Nếu chưa tách thì cho một quy chế riêng để xây dựng Đà Nẵng thành một “Đặc khu kinh tế của duyên hải miền Trung” hoặc “Khu kinh tế mở”.

Vấn đề chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng sau đó được đưa ra trong các chuyến thăm và làm việc giữa đồng chí Phạm Văn Đồng cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến làm việc với lãnh đạo Đà Nẵng vào ngày 19-3-1992. Sau đó là buổi làm việc giữa đồng chí Võ Văn KiệtỦy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với lãnh đạo TP các ngày 24 và 25-4- 1992. Đến đầu năm 1996, trong một cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu: “Tôi tán thành việc tách TP Đà Nẵng ra trực thuộc Trung ương”. Tuy nhiên, Bộ Chính trị chưa có ý kiến về vấn đề này và Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI (tháng 4-1996) vẫn được tiến hành như kế hoạch.

Ngày 7-10-1996, đồng chí Mai Thúc Lân- Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng nhận được bức công điện của Trung ương nêu rõ: “Bộ Chính trị đã nhất trí chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và nâng cấp TP Đà Nẵng lên TP trực thuộc Trung ương. Tỉnh ủy phải chỉ đạo hoàn tất thủ tục để kịp trình Quốc hội quyết định trong cuộc họp giữa tháng 10”. Đây là vấn đề quá gấp… cái khó là cần phải mở rộng địa giới hành chính Đà Nẵng thế nào cho hợp lý để có điều kiện phát triển; mặt khác cũng đảm bảo cho Quảng Nam không quá khó khăn là vấn đề không đơn giản, bởi vì đây không phải chỉ là vấn đề quyền lợi đơn thuần mà còn là vấn đề tình cảm, tâm lý của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

Trước tình hình đó, đồng chí Mai Thúc Lân, đã tổ chức cuộc họp liên tịch giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ Việt Nam tỉnh. Lúc đó, có 4 phương án về địa giới hành chính của TP Đà Nẵng được đặt ra: Gồm TP Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, thị xã Hội An; gồm TP Đà Nẵng hiện tại và huyện Hòa Vang; gồm TP Đà Nẵng và thêm một số xã phụ cận của Hòa Vang và Điện Bàn; gồm TP Đà Nẵng hiện tại và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và thị xã Hội An. Trong thảo luận, có ý kiến đề nghị chia thành Quảng Nam và Quảng Đà như trước khi giải phóng và địa bàn Đặc khu ủy Quảng Đà sẽ gọi là TP Đà Nẵng - bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa. Vì có nhiều phương án và ý kiến thảo luận khác nhau, nên Thường trực Tỉnh ủy kết luận chỉ chọn phương án 1 và 2 là hai phương án có tính hợp lý và khả thi hơn cả, đồng thời giao Thường trực UBND tỉnh phân tích cụ thể hai phương án trên để Hội nghị liên tịch tiếp tục làm việc. Cuối cùng, thống nhất chọn phương án TP Đà Nẵng gồm Đà Nẵng hiện tại và huyện Hòa Vang; tỉnh Quảng Nam gồm các huyện, thị xã còn lại và lấy thị xã Tam Kỳ làm tỉnh lỵ.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng và Quảng Nam tại Lễ tiễn đưa và đón tiếp các cơ quan của tỉnh Quảng Nam vào Tam Kỳ. 

Công tác tư tưởng được đặt lên hàng đầu

Sau khi có chủ trương của Trung ương, những ngày cuối tháng 11-1996, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam- Đà Nẵng tổ chức họp để quán triệt các chủ trương và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, thành lập Ban chỉ đạo công tác chia tách tỉnh. Lúc này, trong cán bộ, đảng viên, thậm chí cán bộ lãnh đạo xuất hiện tâm tư người đi, người ở.

Bà Hồ Thị Kim Thanh, lúc đó là Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, nhớ lại: “Nhằm tạo tâm lý phấn khởi, làm rõ ý nghĩa mục đích của việc chia tách tỉnh trong toàn Đảng bộ và nhân dân, lúc bấy giờ công tác tư tưởng được đặt lên hàng đầu, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 02-NQ/ TU, “Về chỉ đạo thực hiện chủ trương tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”. Tôi nhớ nghị quyết đã nhấn mạnh một số vấn đề, đó là nêu rõ tính tất yếu, yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và quản lý Nhà nước trong giai đoạn mới; thứ hai việc chia tách tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng động của TP Đà Nẵng sớm vươn lên thành trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung, đồng thời khai thác được tiềm năng, thế mạnh và phát huy được nội lực của cả địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó, tạo được sự nhất trí cao trong toàn Đảng bộ về chủ trương của Trung ương, nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống của quê hương, thực hiện thắng lợi việc chia tách tỉnh. Đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy năng lực nội tại để giải quyết khó khăn, mặt khác cần ưu tiên những điều kiện thuận lợi cho tỉnh Quảng Nam”.

Khí thế mới, niềm tin mới…

Ngày 21-2-1997, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời tổ chức Lễ tiễn đưa và đón tiếp các cơ quan của tỉnh Quảng Nam di chuyển vào tỉnh lỵ Tam Kỳ. Lễ tiễn đưa diễn ra tại tiền sảnh Nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng. Lễ đón diễn ra ở Quảng trường 24-3, thị xã Tam Kỳ. Trong không khí náo nhiệt của sự kiện trọng đại, dẫn đầu đoàn quân vào xây dựng quê hương Quảng Nam là hình ảnh một người lãnh đạo với hình dáng thấp gầy, ông chính là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Mai Thúc Lân. Lúc đó, ông đã tuổi ngoài 60, người đã từng được Trung ương điều đến nhiều nơi để gánh vác những nhiệm vụ khó khăn. Tháng 2-1979, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc ông được cử làm Phó đoàn Chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. Hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, ông về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc. Năm 1994, khi đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội, lúc bấy giờ, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng gặp khó khăn, ông lại được Bộ Chính trị tin tưởng, lựa chọn giao trọng trách làm Bí thư Tỉnh ủy. Và không phụ lòng tin của Đảng, Nhà nước, hai năm sau ông đã lãnh đạo ổn định tình hình, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (4-1996). Sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng, một lần nữa ông lại được Bộ Chính trị phân công đến nơi khó khăn, thiếu thốn, làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Trong ký ức của mình, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam Mai Thúc Lân không quên thời khắc lịch sử ấy: “Trong suốt chiều dài lịch sử, trong nhiều giai đoạn đấu tranh với thiên nhiên và ngoại xâm, Quảng Nam - Đà Nẵng vốn lợi thế: “Quảng Nam lại là vùng đất có nhiều lợi thế và tiềm năng khoáng sản, nông lâm sản, hải sản và du lịch song chưa được khai thác tương xứng với thế mạnh vốn có của nó. Truyền thống cách mạng và văn hóa của Quảng Nam cũng là những tài sản vô giá nếu được phát huy sẽ tạo thêm những sức mạnh mới rất to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển”. Và tin tưởng: “với khí thế mới, niềm tin mới, với sự cố gắng tối đa trong việc huy động nguồn nội lực và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của Trung ương và Chính phủ, của các bộ, ngành, sự chia sẻ cả về tinh thần lẫn vật chất của Đảng bộ, đồng chí, đồng bào Đà Nẵng, nhất định trong thời gian đến, Quảng Nam sẽ vươn lên xứng đáng với truyền thống và tiềm năng của một địa danh đã đi vào lịch sử”.

Lễ đón cán bộ vào Quảng Nam làm việc tại Tỉnh lỵ Tam Kỳ (21-2-1997).

Được nhân dân ủng hộ thì nhất định chúng ta sẽ thành công

lợi thế: “Quảng Nam lại là vùng đất có nhiều lợi thế và tiềm năng khoáng sản, nông lâm sản, hải sản và du lịch song chưa được khai thác tương xứng với thế mạnh vốn có của nó. Truyền thống cách mạng và văn hóa của Quảng Nam cũng là những tài sản vô giá nếu được phát huy sẽ tạo thêm những sức mạnh mới rất to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển”. Và tin tưởng: “với khí thế mới, niềm tin mới, với sự cố gắng tối đa trong việc huy động nguồn nội lực và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của Trung ương và Chính phủ, của các bộ, ngành, sự chia sẻ cả về tinh thần lẫn vật chất của Đảng bộ, đồng chí, đồng bào Đà Nẵng, nhất định trong thời gian đến, Quảng Nam sẽ vươn lên xứng đáng với truyền thống và tiềm năng của một địa danh đã đi vào lịch sử”. Được nhân dân ủng hộ thì nhất định chúng ta sẽ thành công sản phẩm được xuất khẩu ra các nước, hướng đến hình thành Trung tâm Cơ khí ô-tô quốc gia.

Nhớ lại những ngày đầu xây dựng Khu Kinh tế mở Chu Lai, đồng chí Nguyễn Văn Khương, nguyên Bí thư Huyện ủy Núi Thành chia sẻ: “Sau khi có quyết định xây dựng Khu Kinh tế mở Chu Lai, Huyện ủy, UBND huyện xác định nhiệm vụ chính của địa phương tham gia xây dựng Khu Kinh tế mở Chu Lai lần này là tập trung nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và tái định cư. Cả hệ thống chính trị từ huyện, xã đến thôn tập trung vận động bà con di dời. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn, nhưng rất mừng là bà con tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền cũng như sự vận động của các đoàn thể. Bà con hiểu rõ và tin tưởng sự hy sinh hôm nay để những ngày sắp đến quê hương của chúng ta không còn nghèo khổ, con cháu của chúng ta có việc làm ổn định và ngày càng phát triển”.

Nguyên Bí thư Huyện ủy Núi Thành nhấn mạnh: “Tôi còn nhớ một hình ảnh hết sức cảm động, do yêu cầu tiến độ của dự án, mặc dù mặt bằng tái định cư chưa hoàn thiện, lại cận Tết, nhưng bà con lại tự nguyện di dời đến ở tạm ở các trường học, cơ quan hợp tác xã, nhà người thân để nhường mặt bằng cho dự án triển khai. Ngay trong Tết chúng tôi đến thăm các gia đình, có gia đình thờ đến 3 liệt sĩ, nhiều bằng có công với cách mạng, nhìn đồ đạc trong nhà ngổn ngang, nhưng bà con vẫn vui vẻ, lạc quan chúng tôi không kìm nén được nỗi xúc động. Hôm nay, chúng ta được Khu Kinh tế mở khang trang, chúng ta hết sức trân trọng sự hy sinh của nhân dân và một điều luôn luôn nhớ là “ý Đảng gắn liền với lòng dân”. Được nhân dân ủng hộ thì nhất định chúng ta sẽ thành công”.

Còn bà Hồ Thị Kim Thanh vui mừng nói: “25 năm sau khi chia tách được sự hỗ trợ của Trung ương, của TP Đà Nẵng, sự đoàn kết, đồng thuận giữa ý Đảng và lòng dân, đến nay Quảng Nam đã phát triển gấp mấy chục lần so với trước đây. Kinh tế phát triển nhiều mặt, các công ty, xí nghiệp phát triển làm ăn có hiệu quả nhất là các Khu công nghiệp Chu Lai - Trường Hải, Điện Nam – Điện Ngọc, Tam Thăng… Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên,… tuy còn nhiều khó khăn, thiên tai lũ lụt, đặc biệt, trước sự tác động của “đại dịch COVID-19”, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam vẫn vững vàng từng bước vượt qua và càng phát triển, thể hiện tinh thần, ý chí, khát vọng của mảnh đất con người xứ Quảng”.

25 năm đã trôi qua, chặng đường ấy chưa phải là dài so với hơn 550 năm danh xưng một vùng đất, nhưng cũng không phải là ngắn so với một đời người. Nhìn lại, ngẫm lại, chúng ta có quyền tự hào với hành trình từ một tỉnh nghèo năm 1997, nhưng với sự đoàn kết, sáng tạo trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận của sức mạnh lòng dân, trong 25 năm ấy Quảng Nam đã từng bước vươn lên với những thành tựu rất đỗi tự hào. Chặng đường mới bên cạnh thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng đầy chông gai, thách thức, hy vọng trên cơ sở kế thừa những thành tựu được trong hơn 550 năm danh xưng một vùng đất, đặc biệt là hơn 92 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và 25 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam chúng ta sẽ đạt được những kỳ tích mới trong chặng đường mới. 

LÊ NĂNG ĐÔNG