Báo Công An Đà Nẵng

Bí mật ngành công nghiệp “buôn nội tạng” ở Mỹ (Kỳ II: Những Công ty hái ra tiền)

Thứ tư, 19/12/2018 11:07

Các Cty môi giới có quy mô khá lớn, do gia đình điều hành, cho đến các Cty quốc gia có văn phòng ở một số bang. Các nhà môi giới cũng có chuyên môn khác nhau.

Các Cty môi giới ngày càng “gắn bó” hơn với ngành công nghiệp tang lễ của Mỹ. Reuters cho biết, có 62 nhà điều hành tang lễ ký thỏa thuận kinh doanh cùng có lợi với các nhà môi giới.

Những phần thi thể còn lại “không dùng đến” tại một cơ sở môi giới ở Nam Nevada, Mỹ (ảnh trên) và hình ảnh ghê sợ khác tại nơi này (ảnh dưới)Ảnh: Reuters

Điều gì xảy ra với phần thi thể “không dùng đến”?

Các nhà tang lễ cung cấp cho các nhà môi giới quyền tìm kiếm những gia đình có nhu cầu. Đổi lại, các nhà môi giới trả phí giới thiệu cho các bác sĩ chuyên khoa, dao động từ 300 - 1.430 USD. Những khoản thanh toán này tạo ra mức thu nhập kha khá cho các bác sĩ gia đình. Nhưng những mối quan hệ như vậy làm tăng xung đột lợi ích bằng cách thúc đẩy các nhà tang lễ khuyến khích người nhà xem xét hiến tặng thi thể, những người đôi khi không hiểu đầy đủ những gì có thể xảy ra với phần thi thể còn lại “không dùng đến” của người thân của mình.

Năm 2004, một ban y tế liên bang đã thất bại trong nỗ lực kêu gọi chính phủ Mỹ chỉnh đốn vấn đề này. Kể từ đó, hơn 2.357 bộ phận cơ thể mà các nhà môi giới thu được từ ít nhất 1.638 người đã bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi trên khắp nước Mỹ. Nguyên nhân được cho là do thiếu sự giám sát. Ví dụ như các thi thể được sử dụng mà không có sự cho phép hoặc sự đồng ý của thân nhân; những người hiến tạng bị lừa dối về cách sử dụng các bộ phận thi thể; cơ thể bị chặt bằng cưa xích thay vì dụng cụ y tế; các bộ phận cơ thể được lưu trữ trong các điều kiện không hợp vệ sinh và bị phân hủy gây mất vệ sinh...

Khó bị xử lý

Các Cty môi giới có quy mô khá lớn, do gia đình điều hành, cho đến các Cty quốc gia có văn phòng ở một số bang. Các nhà môi giới cũng có chuyên môn khác nhau. Garland Shreves, người đã thành lập Cty nghiên cứu môi trường Phoenix năm 2009, cho biết, ông đã đầu tư hơn 2 triệu USD cho các quy trình kiểm soát chất lượng và trang thiết bị y tế, bao gồm 265.000 USD trên máy X-quang để ngâm xác chết cho cấy ghép phẫu thuật.

Nhưng các Cty môi giới khác mở các doanh nghiệp với giá dưới 100.000 USD. Thông thường, chi phí vốn lớn nhất là xe tải chở hàng và bộ tủ đông lạnh. Một số nhà môi giới tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng cưa xích để phân xác thay vì cưa phẫu thuật đắt tiền hơn. Các nhà môi giới cũng có thể giảm chi phí bằng cách đưa ra các thủ tục kiểm soát chất lượng tỉ mỉ và đào tạo tinh vi từ một tổ chức quốc gia, Hiệp hội các ngân hàng mô Mỹ.

Ở Honolulu, cảnh sát cho biết, họ từng nhận 2 cuộc gọi đến tố cáo cơ sở lưu trữ của nhà môi giới Bryan Avery vào năm 2011 và 2012. Mỗi lần như vậy, cảnh sát đều tìm thấy phần thi thể bị phân hủy còn lại. Tuy nhiên, cả hai lần, cảnh sát kết luận rằng, Avery không phạm tội vì không có luật tiểu bang nào được áp dụng. Steven Labrash, người chỉ đạo chương trình hiến tặng cơ thể của Đại học Hawaii, cho biết, trường hợp Avery cho thấy, cần có pháp luật để bảo vệ những người hiến tặng. “Mọi người đều biết rằng những gì ông ta làm là phi đạo đức và sai lầm,” Labrash nói về Avery. “Nhưng ông ta có vi phạm luật nào không? Câu trả lời là không”.

Avery vẫn bảo vệ cách ông điều hành công việc kinh doanh và nói rằng, đó chỉ là hiểu lầm. Ông cho biết hiện đang huy động vốn cho một Cty mới, Hawaii BioSkills, vốn tâp trung vào việc sử dụng các bộ phận cơ thể để đào tạo các bác sĩ phẫu thuật. “Tôi giám sát tất cả, và các Cty đang làm điều này cần phải được minh bạch”, ông Avery nói. “Miễn là nó không vi phạm dòng chảy của kinh doanh, đó là tốt”, Walt Mitchell, một doanh nhân Phoenix tham gia vào việc khởi động mở Cty của 3 nhà môi giới, cho biết. Một trong những lý do ngành công nghiệp này thu hút các doanh nhân là doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận từ bán một “sản phẩm” được tặng.

KHẢ ANH