Báo Công An Đà Nẵng

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo

Thứ hai, 16/12/2024 08:53
Một số Fanpage mạo danh Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đăng tải thông tin về việc hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo.

Theo đó, đánh vào tâm lý các nạn nhân đang muốn lấy lại tiền bị lừa đảo một cách nhanh nhất, các đối tượng xấu đã tạo lập các Fanpage giả mạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) để đăng tải các bài viết thông báo sẽ hỗ trợ nạn nhân nhận lại tiền sớm nhất. Để tăng mức độ uy tín, các đối tượng còn sử dụng hàng loạt tài khoản ảo để bình luận với nội dung cảm ơn đơn vị Công an đã hỗ trợ người dân lấy lại tiền nhằm dụ dỗ, tạo lòng tin từ đó thực hiện các thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Chính vì vậy, thay vì đến cơ quan Công an trình báo, nạn nhân lại lựa chọn liên hệ các Fanpage giả mạo này để nhận được sự giúp đỡ. Lúc này, các đối tượng sẽ dẫn dụ nạn nhân đóng các khoản phí để được hỗ trợ hoặc hướng lái nạn nhân nạp thêm tiền vào để rút được tiền bị treo trên hệ thống. Sau đó, các đối tượng đưa ra nhiều lý do khác nhau để nạn nhân không rút được tiền. Như vậy, nạn nhân lại tiếp tục bị “sập bẫy” lần hai. Mặc dù thủ đoạn không mới, các cơ quan chức năng liên tục phát đi các cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người nhẹ dạ cả tin để tiếp tục bị lừa đảo và mất tiền.

Ngoài ra, lợi dụng thời điểm cuối năm khi nhu cầu vay tiền của người dân tăng cao để phục vụ cuộc sống. Nắm bắt tâm lý muốn vay nhanh và thủ tục đơn giản, các đối tượng lừa đảo giả mạo là nhân viên của các công ty tài chính, ngân hàng lớn để dẫn dụ người dân với những lời hứa hẹn khoản vay nhanh, không cần chứng minh tài sản, không cần kiểm tra điểm tín dụng và thủ tục đơn giản để lừa đảo.

Trước tình trạng trên, người dân tuyệt đối không nên tìm đến các trang mạng xã hội giới thiệu cho vay online hoặc có thể hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo để tránh việc mắc bẫy nhiều lần của đối tượng lừa đảo. Người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên cập nhật các tin tức, bài đăng cảnh báo lừa đảo từ các trang thông tin chính thống để tự bảo vệ mình trên không gian mạng. Tuyệt đối không được thực hiện giao dịch chuyển tiền trên mạng xã hội khi chưa tìm hiểu kỹ và xác minh danh tính của người có liên quan. Khi nghi ngờ mình bị lừa đảo, người dân cần nhanh chóng đến cơ quan Công an gần nhất để trình báo và được hỗ trợ.

N.T

Lừa “chạy án” chiếm đoạt hơn nửa tỷ đồng

Biết tin con của bà T. (trú huyện Mang Yang, Gia Lai) bị điều tra về hành vi: “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, Trương Quang Hưng (1952, hiện trú xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) tự xưng là nhà báo, quen nhiều lãnh đạo có thể “chạy án” cho con bà T.

Kịp thời ngăn chặn một người dân chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao- Công an tỉnh Kon Tum vừa phối hợp với Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum kịp thời ngăn chặn một người dân chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo với số tiền lên đến 500 triệu đồng.

Bắt đối tượng “nổ” là nhà báo có thể “chạy án” để lừa hơn nửa tỷ đồng

Ngày 13-12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Mang Yang (Gia Lai) cho hay, đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (1952, trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện trú xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về hành vi: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.