Báo Công An Đà Nẵng

Chấm dứt nỗi lo khô mắt khi làm việc nhiều với máy tính

Thứ tư, 02/10/2019 17:49

Để giải quyết khối lượng công việc khổng lồ, buộc bạn phải thường xuyên làm việc bất kể ngày đêm. Đôi mắt luôn trong trạng thái tập trung vì tiếp xúc với máy tính, điện thoại ở cường độ cao gây hiện tượng "mỏi mắt kỹ thuật số". Mỏi mắt, cay và xốn, tầm nhìn hạn chế, khô mắt,… hầu như diễn ra hằng ngày gây cản trở công việc và cuộc sống của bạn.

Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Cùng khám phá những bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả, giúp bạn xoa dịu đôi mắt mỏi khi phải làm việc với máy tính quá nhiều.

 

* Giảm độ sáng màn hình và điều chỉnh độ phân giải phù hợp: Việc để màn hình quá sáng thực ra không tốt cho mắt như nhiều người nghĩ, mà sẽ khiến mắt bị căng thẳng. Điều chỉnh độ phân giải màn hình cũng vậy. Một số người có thói quen để phân giải cao nhất để màn hình hiển thị nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, độ sắc nét cao lại khiến hình ảnh và ký tự chữ trông nhỏ hơn bình thường, buộc mắt phải liên tục điều tiết để xem được các nội dung đó, làm mắt bị cay và mỏi.

* Tập chớp mắt và đảo mắt thường xuyên: Đây là bài tập hiệu quả cho mắt khi phải tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Trung bình mỗi phút, mắt sẽ chớp từ 12 - 18 lần để tiết ra nước mắt dàn đều bề mặt nhãn cầu. Nhưng với những người đang tập trung làm việc, tần suất sẽ giảm khoảng 60% dẫn đến tình trạng không đủ độ ẩm cho mắt. Tập chớp mắt và đảo mắt thường xuyên để không bị hoa mắt, khô mắt, giúp mắt linh hoạt, tăng hiệu suất làm việc khi phải tập trung trong thời gian dài.

* Tăng kích thước hiển thị chữ trên màn hình: Ánh sáng xanh nhân tạo từ thiết bị điện tử có thể làm hỏng các tế bào nhạy cảm ở võng mạc, gây nên hiện tượng cay mắt, hoa mắt và suy giảm thị lực. Nhìn vào một số điểm có màu xanh hoặc cây cối gần nơi làm việc. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng màu xanh tự nhiên rất có lợi cho mắt. Tập phóng tầm mắt ra xa sau mỗi 20 phút làm việc, đặc biệt tập trung hơn vào các mảng màu xanh trong khoảng không gian rộng sẽ giảm bớt căng thẳng lên mắt.

S.K (st)