Báo Công An Đà Nẵng

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Chồng vay tiền để mở cửa hàng kinh doanh, vợ có phải trả nợ?

Thứ hai, 20/01/2025 16:46
Luật sư Đăng Văn Vương.

*Luật sư Đặng Văn Vương – Phó trưởng Văn phòng Luật sư Phong & Partners, trả lời:

Theo Từ điển Tiếng Việt, “liên đới” là “có sự ràng buộc lẫn nhau (thường về mặt trách nhiệm)”. Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ liên đới như sau: “Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Có thể hiểu “trách nhiệm liên đới” là trách nhiệm của hai hay nhiều người cùng phải thực hiện vì lợi ích của người khác theo sự thoả thuận trong giao dịch, hợp đồng hoặc theo các căn cứ do pháp luật quy định.

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng được hiểu là cả vợ và chồng sẽ phải cùng chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hành vi, giao dịch của một hoặc cả hai bên.

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

Điều 27.Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Khoản 1 Điều 30 và Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình (Khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình).

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Khoản 3 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như như sau:

“Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;”

Đối với trường hợp của vợ chồng chị Bính, theo thông tin chị cung cấp, chồng chị đã vay 600 triệu đồng từ bạn bè để phục vụ cho hoạt động kinh doanh riêng mà chị không hay biết về khoản vay này. Để xác định chị có trách nhiệm liên đới đối với khoản nợ này hay không thì cần xem xét hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Khoản nợ được xác lập bởi chồng chị nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hoặc tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Nghĩa là chồng chị đã sử dụng khoản tiền vay để chi trả cho chi phí sinh hoạt, chi tiêu cho con cái, các nhu cầu khác của gia đình hoặc chồng chị sử dụng khoản tiền vay vào hoạt động kinh doanh để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gỉa đình. Trong trường hợp này, khoản nợ này được xác định là nợ chung, do đó chị phải có nghĩa vụ liên đới cùng chồng trả khoản nợ này.

Trường hợp 2: Trong trường hợp chồng chị sử dụng khoản vay này cho mục đích riêng (không phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình) hoặc kinh doanh riêng nhưng không tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình thì khoản nợ này sẽ được xác định là nợ riêng của chồng chị. Theo đó, chị không có nghĩa vụ phải cùng chồng thanh toán khoản nợ này.

Tóm lại, việc xác định trách nhiệm liên đới của chị đối với khoản vay 600 triệu đồng của chồng chị phụ thuộc vào mục đích sử dụng khoản vay và mối liên hệ của nó với các nhu cầu thiết yếu hoặc lợi ích chung của gia đình. Do đó, chị cần thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng khoản vay này có phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hoặc tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình hay không để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Chuyên mục này có sự hợp tác về chuyên môn của Văn phòng Luật sư Phong & Partners. Đường dây nóng hỗ trợ tư vấn: 0236.3822678 - 0905.102425.

Ai chịu trách nhiệm sửa chữa khi nhà thuê bị hư hỏng?

*Bạn đọc hỏi: anh Minh, sinh năm 1990, trú tại Q.Bình Thạnh (TP.Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi có thuê một căn nhà để ở với hợp đồng thuê 2 năm. Sau 6 tháng, tôi thấy hệ thống điện trong nhà thường xuyên bị chập vì đã cũ, gây nguy hiểm khi sử dụng. Tôi báo với chủ nhà nhưng chủ nhà cho rằng đó là trách nhiệm của tôi vì tôi là người trực tiếp sử dụng điện. Trong hợp

Bị can có quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án không?

*Bạn đọc hỏi: Anh Đỗ Ng., trú Q.Hải Châu (TP Đà Nẵng) hỏi: Ngày 10/12/2024, tôi nhận được quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Hải Châu (TP Đà Nẵng) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Tôi muốn hỏi, tôi có thể tự mình tiếp cận các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án không?

Thay đổi, sáp nhập đơn vị hành chính, giấy tờ điều chỉnh ra sao?

* Anh Hải, trú tại Q.Sơn Trà (TP Đà Nẵng), hỏi: Tôi và gia đình hiện đang sinh sống tại phường Thọ Quang (Q.Sơn Trà), sắp đến sẽ sáp nhập vào phường Mân Thái (Q.Sơn Trà). Hiện nay, chúng tôi băn khoăn không biết khi sáp nhập như vậy có ảnh hưởng gì đến các giấy tờ tùy thân không? Chúng tôi vừa thực hiện đổi thẻ căn cước gắn chíp vào đầu năm nay, chúng tôi có bắt buộc