Chủ tịch WB lại là người Mỹ
(Cadn.com.vn) - Việc ứng cử viên Jose Antonio Ocampo - cựu Bộ trưởng Tài chính Colombia - tự ý rút khỏi cuộc đua giành chiếc ghế Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đã giúp người Mỹ được lợi.
Theo AFP, Ban Giám đốc WB dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp vào ngày 16-4 (giờ Mỹ) tại Washington để quyết định xem ai sẽ là “chủ nhân” tiếp theo của tổ chức tiền tệ lớn mạnh nhất thế giới này, trong đó nổi lên khả năng dường như chắc chắn rằng, Mỹ sẽ duy trì thế độc quyền của mình trong lịch sử 66 năm qua ở WB.
Đây là lần đầu tiên một ứng cử viên Mỹ, ông Jim Yong Kim, phải đối mặt với hai ứng cử viên khác của cuộc đua này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử WB. Đó là nữ Bộ trưởng Tài chính
Bà Ngozi Okonjo-Iweala (ảnh trái), 58 tuổi, tốt nghiệp loại ưu cử nhân kinh tế Trường Đại học Harvard năm 1977 và là tiến sĩ phát triển kinh tế vùng tại Học viện Kỹ thuật Massachussetts (MIT) năm 1981. Từ tháng 10-2007 đến 7-2011, “Bà đầm thép” của Bác sĩ Jim Yong Kim, 52 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard, và từng là Giám đốc cơ quan phụ trách phòng chống HIV/AIDS ở Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ông trở thành chủ tịch Đại học Darmouth, một trường thuộc nhóm Ivy League, ở New Hampshire vào tháng 7-2009 cho đến nay.
Sau khi một trong hai đối thủ, cựu Bộ trưởng Tài chính Colombia tự ý bỏ cuộc vì cho rằng, quá trình bầu chọn bị “chính trị hóa”, cánh cửa vào WB càng mở rộng hơn đối với giáo sư người Mỹ gốc Hàn này. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, ông Ocampo đã rút lại đề cử của mình để các nước mới nổi và các nước đang phát triển thống nhất tập trung phiếu cho một ứng cử viên duy nhất. Vì vậy, lo ngại lớn nhất đối với người Mỹ hiện nay là các nền kinh tế mới nổi trong khối BRICS gồm Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi có thể kết hợp lại xung quanh bà Okonjo-Iweala.
Tuy nhiên, lo ngại này một phần nào đã được gỡ bỏ khi Nga, trở thành nước đầu tiên trong khối BRICS, công khai ủng hộ ứng cử viên người Mỹ. Vậy là câu chuyện đoàn kết trên một mặt trận của BRICS trong cuộc đua ở WB dường như đã không hiệu lực tới cùng, giúp củng cố một cái kết có hậu cho câu chuyện truyền thống ở WB của người Mỹ.
Người chiến thắng sẽ thay thế đương kim Chủ tịch Robert Zoellick, một cựu chuyên gia ngoại giao người Mỹ, sẽ từ chức vào tháng 6 năm nay, sau khi kết thúc nhiệm kỳ 5 năm. Vị trí Chủ tịch WB là tối quan trọng với vai trò cung cấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật đối với các nước đang phát triển. Bởi Chủ tịch WB được giao nhiệm vụ giám sát một đội ngũ nhân viên gồm 9.000 nhà kinh tế, các chuyên gia phát triển và các chuyên viên đặc biệt khác với danh mục đầu tư đạt 258 tỷ USD trong năm 2011. Năm ngoái, WB giải ngân 57,3 tỷ USD giúp đỡ các nước phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý, và các lĩnh vực tài chính khác.
Đến đây, người viết muốn đặt ra hai giả thiết. Thứ nhất, nếu ông Jim Yong Kim thắng cử thì các nước mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ có thể sẽ ráo riết thành lập ngân hàng của riêng họ – Ngân hàng BRICS – một việc mà các nước đã bàn tới tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS hồi tháng trước. Còn nếu tên bà Ngozi Okonjo-Iweala được xướng lên, Mỹ, Châu Âu chắc chắn sẽ không mặn mà với những đóng góp cho hoạt động của WB. Có thể nói, chưa bao giờ cuộc đua giành chức Chủ tịch WB lại trở nên nóng bỏng như hiện nay.
Bởi đây là lần đầu tiên, các nền kinh tế mới nổi mới dám đứng lên để nỗ lực phá bỏ “luật bất thành” văn giữa WB-IMF(Quỹ Tiền tệ Quốc tế): kể từ khi hai định chế tài chính lớn nhất thế giới này ra đời vào năm 1945, vị trí chủ tịch WB là của người Mỹ trong khi chiếc ghế Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thuộc Châu Âu. Liệu “truyền thống” này có bị phá vỡ!?
Trúc Linh