Con số đau thương cho nước Mỹ
Ngày lễ Chủ nhật Phục sinh (12-4) trở nên ảm đạm và đáng sợ bởi sự hoành hành của Covid-19 ở các quốc gia trên toàn thế giới với các nhà thờ trống rỗng và các giáo hoàng chỉ thực hiện nghi lễ qua mạng, trong bối cảnh số người Mỹ tử vong vì căn bệnh này đã vượt qua 20.000, con số nhiều nhất thế giới.
Trên khắp thế giới, các nhà thờ đóng cửa để tránh lây lan mầm dịch bệnh đã lây nhiễm ít nhất 1,8 triệu người trên toàn thế giới và khiến gần 110.000 người thiệt mạng. Đức Giáo hoàng Francis sắp phá vỡ truyền thống hàng thế kỷ bằng cách đưa buổi lễ Phục sinh lên mạng, trong khi Quảng trường Thánh Peter - vốn chật cứng người mỗi năm - bị bỏ hoang.
Chính quyền ở Colombo, Sri Lanka lập các chốt kiểm tra, khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà vào dịp lễ Phục sinh. Ảnh: AP |
Nhiều ca tử vong nhất thế giới
Ngày 11-4, Mỹ ghi nhận con số đau thương khi đã có 20.577 người chết vì dịch bệnh, cao nhất thế giới hiện nay.
Theo con số thống kê mới nhất của Worldometer, Mỹ đã có 20.577 người qua đời kể từ khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện ở nước này. Số ca nhiễm bệnh ở Mỹ hiện cũng đứng đầu thế giới với hơn 532.000 người chết, tăng thêm 30.000 ca trong ngày 11-4. Trong 4 ngày liên tiếp, Mỹ chứng kiến con số tử vong mỗi ngày cao kỷ lục, khoảng 2.000 sinh mạng bị dịch bệnh lấy đi sau mỗi 24 giờ. Hầu hết số ca tử vong đều ở bang New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh tại Mỹ. Với khu vực New York vẫn còn chìm trong khủng hoảng, nỗi sợ hãi vẫn bao trùm khắp nơi. 24 cư dân của một viện dưỡng lão ở Indiana bị Covid-19 tấn công đã thiệt mạng trong khi một viện dưỡng lão ở Iowa đã chứng kiến 14 người chết. Hạt Chicago Cook đã lập một nhà xác tạm thời có thể chứa hơn 2.000 thi thể.
Trước tình hình này, Ngày 11-4, Tổng thống Donald Trump làm điều chưa từng có khi ban bố thảm họa tại Wyoming, bang cuối cùng trong 50 tiểu bang được ban bố tình trạng này. Tuyên bố của ông Trump đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ có một tổng thống ban bố thảm họa trong toàn bộ 50 tiểu bang cho cùng một sự kiện, đó là dịch Covid-19.
Một người Đức gốc Việt tử vong do Covid-19 Ngày 11-4 (giờ địa phương), một người Đức gốc Việt đã qua đời tại bang Munchen do mắc Covid-19. Đây có thể là trường hợp người gốc Việt ở Đức đầu tiên tử vong do nhiễm SARS-CoV-2. Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng như Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt/Main xác nhận thông tin trên, đồng thời đã cử đại diện thăm hỏi gia quyến cũng như trao đổi về các bước tiếp theo. Ông Phạm Trường Giang - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt/Main cho biết người tử vong là ông Nguyễn Đức Sơn, sinh năm 1962, quê quán tại xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trước đó, ông Sơn bị lây Covid-19 từ vợ. T.NGUYÊN |
Tia hy vọng cho Châu Âu
Italia, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Châu Âu, ghi nhận hơn 19.000 ca tử vong - chỉ đứng sau Mỹ, nơi có dân số gấp 5 lần.
Nhưng hy vọng bắt đầu tăng lên ở Tây Âu và các khu vực bị nhiễm bệnh nặng ở Mỹ về việc đại dịch đang lên đến đỉnh điểm. Nhiều người tìm đến Vũ Hán của Trung Quốc, nơi căn bệnh này xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm ngoái, khi cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường sau khi được dỡ bỏ các hạn chế đi lại. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Châu Âu và các trung tâm dịch bệnh ở Mỹ - New York và New Orleans - có dấu hiệu tỷ lệ lây nhiễm chững lại. Các ca tử vong ở Pháp cũng giảm 1/3 từ hôm 10-4 xuống còn 635. "Dịch bệnh dường như gần đạt đỉnh nhưng vẫn còn rất nguy hiểm", quan chức y tế Pháp Jerome Salomon nói, kêu gọi mọi người hãy cảnh giác.
Trong khi đó, Italia cho biết, số người chết mỗi ngày bắt đầu chững lại - mặc dù chính phủ chống lại áp lực phải dỡ bỏ khóa, kéo dài các biện pháp phong tỏa cho đến ngày 3-5. New York và New Orleans chứng kiến số ca nhiễm, tử vong chậm lại. Những con số giảm tỷ lệ tử vong từ Tây Ban Nha cũng mang đến một niềm hy vọng. Áo lên kế hoạch mở lại các cửa hàng nhỏ vào ngày 14-4. Tây Ban Nha, với hơn 16.600 người chết, có kế hoạch cho phép công nhân trong một số ngành công nghiệp không quan trọng trở lại các nhà máy và công trường xây dựng vào hôm nay (13-4). Chính quyền Tây Ban Nha cho biết họ sẽ phân phối 10 triệu khẩu trang tại các ga tàu và tàu điện ngầm lớn.
Anh hôm 11-4 báo cáo thêm 917 ca tử vong do coronavirus, giảm từ mức đỉnh 980 được ghi nhận một ngày trước đó. Thủ tướng Anh Boris Johnson, nhà lãnh đạo lớn đầu tiên trên thế giới xác nhận mắc Covid-19, đã xuất viện hôm 12-4. Bộ trưởng Nhà ở của Anh, bà Priti Patel 4 cho biết, Thủ tướng Johnson cần thêm chút thời gian để bình phục sau khi nhà lãnh đạo này phải nằm trong khu vực chăm sóc tích cực và được trợ thở oxy trong 3 đêm liên tiếp.
Tuy nhiên, đối với phần lớn thế giới, từ Ấn Độ đến Pháp, lệnh phong tỏa chặt chẽ vẫn còn hiệu lực. Các quốc gia đã sử dụng vật cản đường, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, tuần tra và mối đe dọa phạt tiền để khuyến cáo mọi người không đi ra khỏi nhà vào dịp lễ Phục sinh.
KHẢ ANH