Báo Công An Đà Nẵng

Đà Nẵng có thêm 3 bảo vật được công nhận Bảo vật quốc gia

Thứ sáu, 03/01/2025 10:57

Đó là các bảo vật: Phù điêu Shiva múa Phong Lệ, niên đại: Thế kỷ X; Phù điêu Uma Chánh Lộ, niên đại: Thế kỷ XI, Tượng rồng Tháp Mẫm, niên đại: Thế kỷ XII – XIII. Cùng với việc được công nhận đợt này, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện lưu giữ 12 Bảo vật quốc gia.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, nơi hiện lưu giữ 12 Bảo vật quốc gia

Đợt này, Quảng Nam có đến 4 bảo vật được công nhận Bảo vật quốc gia, gồm: Trống đồng Đông Sơn, niên đại: Thế kỷ III - II TCN, Thạp đồng Đông Sơn, niên đại: Thế kỷ III - I TCN, hiện được lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, TP Hội An; Bộ sưu tập trang sức vàng Lai Nghi, niên đại: Từ thế kỷ III TCN - giữa thế kỷ I và Hạt mã não hình thú Lai Nghi, niên đại: Từ thế kỷ III TCN - giữa thế kỷ I, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.

Cùng với Quảng Nam, đợt này, tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng có 4 bảo vật được công nhận Bảo vật quốc gia: Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng (Minh Mạng thứ 3, năm 1822); Phù điêu thời Minh Mạng, niên đại: năm 1829; Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, niên đại: năm 1842 và Ngai Hoàng đế Duy Tân, niên đại: Đầu thế kỷ XX. Bốn bảo vật hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Ngoài ra, khu vực miền Trung – Tây Nguyên gồm các tỉnh: Phú Yên, Bình Thuận, Đắk Nông, đợt này mỗi tỉnh có 1 bảo vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Khánh Yên

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được công nhận là bảo vật Quốc gia

Ngày 21-11, tại Bảo tàng Bình Định, TP Quy Nhơn, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật Quốc gia “Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn“ và giới thiệu các bảo vật Quốc gia tỉnh. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL)...

Di dời hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế đến trụ sở mới

Sau hơn 40 năm “ở tạm“ tại di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế được chuyển đến địa điểm mới tại 268 Điện Biên Phủ, phường Trường An (TP Huế). Hiện đơn vị này đang phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai đóng gói, vận chuyển và di dời hàng ngàn hiện vật đến địa điểm mới. Việc di chuyển hiện vật dự kiến sẽ triển khai đến ngày 15-11

Dấu ấn văn hóa Chămpa tại Thừa Thiên – Huế

Thừa Thiên - Huế là vùng đất bảo lưu nhiều dấu tích văn hóa Chămpa độc đáo về nghệ thuật, đa dạng về thể loại và có giá trị về mỹ thuật. Những di sản văn hóa đó không chỉ phản ánh rõ nét về một giai đoạn lịch sử mà còn là một thành tố quan trọng trong bản sắc văn hóa Huế.