Đổ xô đi bắt côn trùng bán cho thương lái Trung Quốc
Ngày 24-8, bà Nguyễn Thị Thương - chủ cửa hàng tạp hóa ở xã Đăk K’roong, H. Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) cho biết khoảng một tuần nay có người phụ nữ nói giọng miền bắc vào quán của bà đặt mua loài bọ 3 sọc với giá 1,5 triệu đồng/kg. Bà ta nói là bán sang Trung Quốc chứ mình không biết họ mua làm gì. Tôi đặt mua của người dân còn thương lái đến buổi tối tới gom loài bọ này, mỗi ngày bà Thương mua của người dân và bán lại từ 4-5kg.
Em A Ngãi bị vết thương do loài bọ 3 sọc gây ra. |
Những ngày này, người dân tại 3 huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi và Đăk Hà thương lái đang thu mua loại bọ cánh cứng này với giá từ 1-2 triệu đồng/kg. Bọ cánh cứng hay còn gọi là sâu đậu, bọ ban miêu. Trước việc bán sâu được tiền, nhiều người dân đổ xô đi săn lùng trong đó có cả trẻ em. Theo người dân địa phương, loại sâu này thường phá hoại đậu, bí, lúa nhưng số lượng không nhiều.
Bà Hoàng Thị Thủy - Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong, H. Đăk Glei xác nhận: “Đã nghe người dân báo có thương lái đến mua côn trùng là loại bọ 3 sọc với giá cao, chúng tôi đã khuyến cáo người dân không nên bắt vì loại bọ này có độc, gây bỏng”. Ông Võ Văn Út - Trưởng phòng NN&PTNT H. Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum thông tin trước đây chưa từng xảy ra tình trạng thu mua này, đơn vị đang cho kiểm tra và đã báo cáo cấp trên.Trước mức giá cao, người dân không nên bỏ công, bỏ việc khác để lùng bắt loại côn trùng này. Để bắt được loài này phải rất cẩn thận vì bản thân bọ cánh cứng có chất tự vệ, nếu chất đó xịt vào người gây rộp da, gây bỏng. Hơn nữa, người nào mua lại hoặc tàng trữ nếu không may thương lái ngừng thu mua sẽ ảnh hưởng đến kinh tế. Chính quyền cũng đã tuyên truyền cho người dân cảnh giác, có bắt được cũng không nên tàng trữ hoặc mua lại và không bỏ quá nhiều công sức vào công việc này, vì hiện tại loại bọ này cũng không có nhiều và dễ bắt.
Bọ 3 sọc còn gọi là sâu đậu, bọ ban miêu. |
Tìm hiểu được biết, loại bọ cánh cứng mà thương lái thu mua ở tỉnh Kon Tum còn có tên gọi là sâu đậu, sâu ban miêu và có công dụng làm thuốc rộp da để gây mụn dẫn độc hoặc làm thuốc tụ bệnh. Tuy nhiên trong loại bọ này có độc tố nên quá trình sử dụng làm thuốc, thậm chí khi bắt cần hết sức thận trọng.
Ngày 20-8, em A Ngãi (10 tuổi, trú làng Đăk Môn, xã Đăk K’roong, huyện Đắk Glei) cùng 2 em khác đi vào rẫy lúa trong làng đi săn bắt bọ 3 sọc và bán được 10 ngàn đồng để chia nhau. Đến tối về A Ngãi kêu nóng, rát ở quanh cổ và miệng nên gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực Ngọc Hồi trong tình trạng quanh cổ, miệng bị phỏng nước.