Báo Công An Đà Nẵng

Đối đầu hay đối thoại?

Thứ hai, 30/10/2017 09:15

Đã 5 tháng trôi qua kể từ sau cuộc phong tỏa của các nước Arab Vùng Vịnh chống lại Qatar, cả hai bên đều chưa cho thấy dấu hiệu sẵn sàng “nhúc nhích”. Trong khi đó, những hậu quả của cuộc chiến ngoại giao này vẫn đang diễn ra - và sự thất bại của Kuwait trong nỗ lực đứng trung gian hòa giải - có thể gây ra một cú sốc lớn cho nền kinh tế Vùng Vịnh.

Saudi Arabia và Bahrain, Ai Cập và các nước khác cho rằng, mối quan hệ của Qatar với Iran và các chính quyền Shitite khác đã gây ra sự bất hòa ở Trung Đông. Doha đã tỏ ra rất kiên định: từ chối đóng cửa đài truyền hình nổi tiếng Al-Jazeera hoặc tuân theo chính sách giáo phái mà Saudi Arabia – quốc gia đứng đầu trong cuộc chiến cô lập Qatar – đưa ra để “cầu hòa”. Một loạt các tối hậu thư, các cuộc đàm phán ngoại giao không ngừng nghỉ, và các lệnh trừng phạt nhằm vào Doha cũng đã không mang lại kết quả.

Kuwait đã tình nguyện đứng ra hòa giải, nhưng bất chấp sự khuyến khích của cộng đồng quốc tế, họ không đạt được bất kỳ tiến triển nào trong việc giải quyết bế tắc, một động thái được cho là có thể dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế khu vực nếu không sớm khắc phục. Người ta lo ngại về bóng ma khủng hoảng năm 1982 khi thị trường chứng khoán Souk al-Manakh của Kuwait sụp đổ. Bởi chính nó đã cho thấy sự sụp đổ của một quốc gia Vùng Vịnh có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến các nước láng giềng như thế nào. Sự sụp đổ này có ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi hậu quả của nó kéo dài đến vài thập kỷ sau đó.

Qatar được “miễn dịch” trước vụ việc này vì họ không thành lập trung tâm thương mại đầu tiên cho đến năm 1997. Nhưng sự sụt giảm giá dầu vào những năm 1980, ngay sau vụ tai nạn ở thị trường Kuwait, cũng khiến Doha bất ngờ. Các giới chức nước này đã siết chặt việc quản lý và giảm chi phí cơ sở hạ tầng để giữ cân bằng ngân sách mà không phải cắt giảm chi tiêu phúc lợi.

Kuwait hiện đang chuẩn bị khởi động thị trường chứng khoán “trưởng thành” vào năm tới. Khu vực tài chính Vùng Vịnh đang trải qua những thay đổi lớn, và thái độ cứng rắn chống Iran của Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia càng như đổ thêm dầu vào cuộc xung đột dữ dội giữa các nền văn minh giữa Vùng Vịnh và Arab.

Qatar vẫn còn có Iran và nhiều nước khác trong Vùng Vịnh. Khả năng phục hồi của Doha trong việc sản xuất và cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng cho khách hàng thông qua cảng Omani thể hiện sự độc lập của đất nước và không để cuộc chiến chính trị ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng nói cho cùng, cho đến khi nào Qatar và các nước Vùng Vịnh Arab vẫn còn Chiến tranh lạnh, không ai dám nói đến sự phát triển của khu vực trong thời gian tới.

THANH VĂN