Douglas Mawson -Câu chuyện sống sót kỳ diệu
(Cadn.com.vn) - 100 năm trước, nhà thám hiểm vùng cực hàng đầu của Australia, Douglas Mawson, trở về nhà sau 2 năm thám hiểm ở Đông Nam Cực. Trải qua bao vất vả, khổ cực, thậm chí có lúc gần như đối mặt với cái chết, vào cuối tháng 2-1914, Mawson đến cập cảng Adelaide và được chào đón như một người hùng. Đằng sau câu chuyện sống sót này còn nhiều điều không phải ai cũng biết.
Chuyến thám hiểm Nam Cực của Mawson đến lục địa băng giá diễn ra vào cuối năm 1911, khi các nhà thám hiểm người Anh nổi tiếng lúc đó là Robert Scott và Roald Amundsen đang chạy đua đến điểm cực nam xa nhất hành tinh.
Ban đầu, Scott đề nghị Mawson tham gia chuyến thám hiểm Terra Nova - vốn đã khiến hai nhà thám hiểm này thiệt mạng. Tuy nhiên, Mawson từ chối mà tự mình tham gia hành trình khác.
Khi chỉ 20 tuổi, Mawson quyết định ông muốn dẫn đầu đoàn thám hiểm của riêng mình, chuyên khám phá khoa học và thăm dò. Kế hoạch của ông là khám phá đường bờ biển Nam Cực và nội địa của nó nằm ở phía nam Australia, ở phía bên kia của Nam Đại Dương đáng sợ mà chưa ai đặt chân đến.
Để đến đó, Mawson trước tiên phải gây quỹ và nhận được số tiền ủng hộ khoảng 10 triệu bảng Anh (16,7 triệu USD) chỉ chưa đầy một năm.
![]() |
Mawson (đứng giữa) và các đồng nghiệp trên tàu Aurora. Ảnh: BBC |
Chuyến phiêu lưu chết chóc
Chuyến đi hết sức khó khăn vì hầu hết bờ biển được tạo ra bởi các vách đá băng cao. Chỉ sau vài tuần, đoàn thám hiểm đến Vịnh Commonwealth và phát hiện phần nhỏ bờ biển đá với một bến cảng tự nhiên. Mawson dựng trạm nghiên cứu bằng gỗ ở đây và đặt tên là Cape Denison.
Trạm khí tượng đo được tốc độ gió trung bình hàng năm là 80km/h, khiến công việc và cuộc sống của đoàn thám hiểm cực kỳ khó khăn, nguy hiểm, đặc biệt là trong mùa đông. Những trận bão tuyết luôn chực chờ. Mawson và 6 người khác bị giữ ở đây, nơi mà sách kỷ lục Guinness mô tả là lạnh giá nhất trên trái đất, trong cả năm.
Vào ngày 10-11-1912, Mawson 32 tuổi, trái với hai bạn đồng hành trẻ - Xavier Mertz, một nhà leo núi kiêm nhà vô địch trượt tuyết người Thụy Sĩ, và Trung úy Belgrave Ninnis, một sĩ quan quân đội Anh 23 tuổi quyết định thực hiện chuyến thám hiểm xa hơn, từ Cape Denison.
Với 12 con chó và hai xe trượt, cả nhóm tiến tới cực phía đông của Cape Denison. Chiến đấu vượt qua các trận bão tuyết thường xuyên và qua hai sông băng lớn và nguy hiểm (sau đó được đặt tên Mertz và Ninnis), 3 người đàn ông đi xa hơn 500km từ trạm của họ ở Cape Denison. Nhật ký Mawson tiết lộ, tinh thần ban đầu của họ - đặc biệt là Ninnis - bắt đầu sụt giảm sau vài tuần nỗ lực mãnh liệt và khó khăn trên cao nguyên Đông Nam Cực.
Sau đó, một loạt các thảm họa xảy ra, bắt đầu từ ngày 14-12. Khi nhóm vượt qua một cánh đồng băng, Ninnis và 6 con chó mạnh nhất rơi xuống hang sâu hàng trăm mét. Hầu hết số thực phẩm cũng cùng họ rơi xuống.
Vụ tai nạn khiến Mawson và Mertz chỉ còn đủ thực phẩm trong 10 ngày cho một cuộc hành trình trở về căn cứ, mà sẽ mất ít nhất 1 tháng. Khi rút lui, họ cũng bắt đầu giết những con chó để làm thức ăn. Chế độ ăn uống ít ỏi khiến cả hai bắt đầu vàng úa. Họ phải chịu đựng những cơn đau bụng khủng khiếp và tiêu chảy - triệu chứng của việc dư thừa vitamin A.
Mawson phải đi thêm 160km để đến trạm nghiên cứu trên bờ biển. Ông phải đến đó trước ngày 15-1, bởi đó là thời hạn cuối cùng con tàu của đoàn thám hiểm, Aurora, sẽ quay về Australia. Con tàu sẽ không thể quay trở lại ít nhất 8 tháng sau đó.
Nhưng tình hình không thể tồi tệ hơn. Mawson rơi vào khe núi, bị treo lủng lẳng trên dây nịt. Ông xoay xở thoát khỏi. Hành trình của ông bị chậm lại bởi trận bão tuyết. Ông về đến trạm khi con tàu Aurora đã ở ngoài khơi xa. Thời tiết xấu khiến con tàu không thể quay trở lại bờ.
Nhưng cũng kịp nở hoa
Mawson phải ở lại trạm nghiên cứu thêm một năm nữa và chịu đựng một mùa đông khắc nghiệt thứ hai trong vùng đất của bão tuyết. Nhưng một năm này giúp đoàn thám hiểm đảm bảo, chuyến thám hiểm Nam Cực là một thành công về mặt khoa học kỹ thuật.
Mùa đông cho họ cơ hội nghiên cứu các hiện tượng điện khí quyển tại Australia Aurora, Southern Lights. Khi mùa hè đến, đội nghiên cứu có thể lập bản đồ thêm nhiều khu vực, khảo sát và lấy mẫu động vật hoang dã và địa chất.
Đội Mawson phát hiện ra thiên thạch đầu tiên ở Nam Cực. Một năm đó cũng cho họ thời gian để gắn các thiết bị không dây mà họ đã mang vào năm 1911. Mawson là người đầu tiên kết nối Nam Cực với thế giới bên ngoài qua sóng vô thanh.
Khi trở về Australia, Mawson được chào đón như một vị anh hùng Thám hiểm Nam Cực thăm dò. Năm 1984, chân dung ông được in trên tờ 100 AUD, để mọi người luôn nhớ đến.
An Bình
(Theo BBC)