Báo Công An Đà Nẵng

Dự thảo đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn Đà Nẵng năm 2018

Thứ năm, 22/11/2018 11:00

PHẦN I. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ

A. QUẬN CẨM LỆ (tiếp theo)

II. KHU BIỆT THỰ ĐẢO NỔI (Sơ đồ 02CL): 4 đường.

Khu Đảo Xanh.

1. Đoạn đường hình chữ U, có điểm đầu là đường An Hòa 16, điểm cuối cũng là đường An Hòa 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 450m; rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 14

2. Đoạn đường hình chữ U, có điểm đầu là đường An Hòa 16, điểm cuối là đường An Hòa 14 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 460m; rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 15

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Hòa 14 , điểm cuối cũng là đường An Hòa 14 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 620m; rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 16

4. Đoạn đường hình chữ U, có điểm là đường An Hòa 14, điểm cuối cũng là đường An Hòa 16 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 700m; rộng 6,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: AN HÒA 17

III. DỰ ÁN NÂNG NỀN TỔ 17, 18, 19 BÌNH HÒA (Sơ đồ 03CL): 1 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Huấn, điểm cuối là đường Nguyễn Hữu Thọ: Mặt đường bằng bê xi măng; chiều dài 430m; rộng 4,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 0,3m và có đoạn 1m.

- Đề nghị đặt tên đường:  BÌNH HÒA 15

IV. ĐƯỜNG QUỐC LỘ 1A (Sơ đồ 04CL): 1 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là Cầu vượt Hòa Cầm, điểm cuối là Cầu Đỏ: mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 1.580m; rộng 21m, dải phân cách rộng 2m; vỉa hè một bên 5m và một bên không có vỉa hè.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường:

   TRƯỜNG CHINH

B. QUẬN HẢI CHÂU

Có 9  tuyến đường, gồm:  Đường đặt theo tên dự án: 7;  Đường đặt tiếp: 2

I. KHU ĐẢO XANH (Sơ đồ 01HC): 7 đường.

1. Đoạn đường hình chữ U, có điểm đầu là đường Đảo Xanh 2, điểm cuối là đường Đảo Xanh 3 (2 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 500m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 1

Đảo Xanh là tên gọi theo Dự án xây dựng, đã trở nên quen thuộc trong nhân dân, nay thuộc P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu.

2. Đoạn đường có điểm đầu là cầu vào khu Đảo Xanh, điểm cuối là đường Đảo Xanh 4 (tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 85m; rộng 31m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 2

3. Đoạn đường có hình chữ U, có điểm đầu là đường Đảo Xanh 2 (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 475m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 3

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 1, điểm cuối là đường Đảo Xanh 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 210m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 4

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 4, điểm cuối là đường Đảo Xanh 1 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 5

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 4, điểm cuối là đường Đảo Xanh 3 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 220m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 6

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 5, điểm cuối là đường Đảo Xanh 6 (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 80m; rộng có đoạn 6m, có đoạn 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 7

B. QUẬN HẢI CHÂU

II. KHU D THUẬN PHƯỚC (Sơ đồ 02HC): 1 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Như Nguyệt, điểm cuối là đường Đống Đa: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 95m; rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐỐNG ĐA

III. KDC NGUYỄN THIỆN THUẬT - PHAN THÀNH TÀI (Sơ đồ 03HC): 1 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 2 tháng 9, điểm cuối là đường Phan Thành Tài: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 120m; rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BÌNH MINH 6

C. QUẬN LIÊN CHIỂU

   Có 69 tuyến đường:

- Đường đặt tiếp: 2

- Đường đặt theo tên nhân vật lịch sử: 6

- Đường đặt theo tên làng/xóm xưa kèm số: 61

I. ĐƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH NỐI DÀI (Sơ đồ 01 LC): 1 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Lương Bằng, điểm cuối là đường tránh Hải Vân - Túy Loan: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 6.000m; rộng 15m, dải phân cách rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5,5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường:

NGUYỄN TẤT THÀNH

II. KDC: HÒA PHÁT 5, PHƯỚC LÝ, PHƯỚC LÝ 2, PHƯỚC LÝ MỞ RỘNG; KHU ĐÔ THỊ PHƯỚC LÝ (Sơ đồ 02LC+ 05CL): 30 đường

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thân Công Tài, điểm cuối là đường Trần Đình Nam: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 160m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BẮC SƠN

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa An 20, điểm cuối là đường Lê Sao (02 tên dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 600m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÙI HIỂN

BÙI HIỂN (1919-2009)

Ông quê Nghê An. Năm 1944, ông tham gia cách mạng. Từ năm 1945 đến 1960, ông tham gia công tác văn nghệ. Năm 1957, ông gia nhập Hội Nhà văn và giữ cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam liên tục các khóa I (1958-1961), II (1962-1972), III (1973-1982). Sau năm 1975, ông tiếp tục công tác trong Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV. Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Nằm vạ (truyện ngắn, 1940); Mạ đậu (truyện ngắn, 1940); Chiều sương (truyện ngắn, 1941); Thuốc độc (truyện ngắn,1941); Tuyển tập truyện ngắn, Antonov (dịch, 1956); Ánh mắt (truyện, 1961); Trong gió cát (truyện ký, 1965); Đường lớn (truyện, 1966); Những tiếng hát hậu phương (truyện, 1970); Hoa và thép (truyện, 1972); Một cuộc đời (truyện, 1976); Ngơ ngẩn mùa xuân (truyện, nhà xuất bản Đồng Nai, 1995); Hai mươi lăm truyện ngắn 1940 - 1995 (1996); Tuyển tập Bùi Hiển (tập I, 1987; Tập II, 1997); Bạn bè một thuở (chân dung văn học, 1999)...

Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001, cho các tác phẩm Bạn bè một thuở, Tuyển tập Bùi Hiển, Ánh mắt, Ngơ ngẩn mùa xuân.

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Công Triều, điểm cuối là đường 5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 425m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

Đề nghị đặt tên đường: NGÔ TỬ HẠ

NGÔ TỬ HẠ (1882- 1973)

Ông quê Ninh Bình. Trước Cách mạng Tháng Tám, các nhà in của ông là cơ sở in sách báo của các nhân sĩ, trí thức yêu nước. Ông từng đảm nhiệm chức Giám đốc tạp chí Đông Thanh, là thành viên của Ban Trị sự báo Nam Phong và Hội viên Hội đồng TP Hà Nội. Trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên (ngày 6.1.1946), ông trúng cử Đại biểu Quốc hội ở Ninh Bình rồi được bầu làm Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội. Thời gian này, ông hoạt động tích cực trong Tuần lễ vàng, phong trào diệt giặc đói, giặc dốt do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra. Nhà in của ông có vinh dự in tờ giấy bạc đầu tiên của chính quyền cách mạng. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12/1946), ông có thời gian sang Thụy Sỹ sinh sống nhằm tránh bị bọn phản động đội lốt tôn giáo lợi dụng. Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), ông đã cùng Đoàn đại biểu Việt Nam về nước và ông tiếp tục đảm nhiệm trọng trách của mình trong Ban Thường trực Quốc hội khóa I. Ông còn là Ủy viên sáng lập của Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (tức Mặt trận Liên Việt) rồi Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội giúp binh sĩ bị nạn toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh (nay là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Về phía tôn giáo, ông là Ủy viên Trung ương Ủy ban liên lạc những người công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình (nay là Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam).

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Hiển (tên dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa; chiều dài 360m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: LÊ SAO

LÊ SAO

Ông là danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là anh của Thái úy Tán Quốc công Lê Khôi và là cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột. Tháng 5 năm 1418, ông đã cùng với các tướng Lê Thạch, Lê Ngân, Lê Lý… tổ chức mai phục và đánh thắng địch ở trận Lạc Thủy, chém được hơn 3.000 tên địch và thu được nhiều quân trang, khí giới. Tháng 6 năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn chia làm 3 đạo quân tiến ra Bắc, ông đã cùng các tướng tham gia nhiều chiến dịch, trong đó có trận quyết chiến ở Đông Đô (Đông Quan). Ông cùng các tướng Bùi Bị, Trần Nguyên Hãn chỉ huy 100 chiến thuyền theo sông Hát tiến xuống Đông Bộ Đầu, phối hợp với cánh quân của Đinh Lễ từ cầu Tây Dương tiến đánh và phá được thành Đông Quan, giải thoát được hết những người nước ta bị giặc bắt đi theo cùng rất nhiều chiến thuyền và khí giới. Sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, ông được phong Ninh Dương hầu, tước Vinh Quận công. Năm 1429, khi ban biển ngạch công thần cho 93 người, ông là một trong 14 người được ban tước Đình Thượng hầu, sánh ngang hàng với Nguyễn Chích, Đinh Liệt, Lê Khôi, Nguyễn Nhữ Lãm…là những danh tướng lập được nhiều chiến công lẫy lừng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

(Còn nữa)