"Hậu Tống Trân Cúc Hoa" góp mặt tại phiên đâu giá ở Pháp
Theo thông cáo báo chí từ Cty Rudondy & Chamla (Maison R&C) tọa lạc tại 224 rue Paradis 13006 Marseille (Pháp), dự kiến vào ngày 16-10, tại Marseille, 14 giờ 30, sẽ diễn ra có cuộc buôn chuyên đề Á Châu 242 lô Á Châu trong đó có 71 lô Việt Nam được chuyển nhượng tại đầu phiên đấu giá. Đáng chú ý nhất của phiên đấu giá lần này, đó là sự góp mặt tấm bình phong "Hậu Tống Trân Cúc Hoa" (35X62 cm) của họa sĩ Phạm (Quang) Hậu (1904-1994).
Bình phong "Hậu Tống Trân Cúc Hoa". |
Tống Trân Cúc Hoa là một truyện thơ Nôm Việt Nam, khuyết danh, xuất hiện vào khoảng từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Nội dung truyện đề cập những chủ đề quen thuộc: tình nghĩa vợ chồng thủy chung; tài ba, trí tuệ và lòng dũng cảm của những người chân chính; thói tham lam của danh vọng tiền tài của tầng lớp trưởng giả. Điểm đặc sắc là sự kiện và nhân vật phần nào có tính chân xác lịch sử: theo tục truyền cũng như theo một số sử sách cũ và di tích, thì Tống Trân là nhân vật có thật. Chàng là người làng Gầu (xã An Đô, H. Phù Dung xưa, nay lấy tên là làng An Cầu xã Tống Trân) bên bờ Sông Luộc, huyện Phù Cử, tỉnh Hưng Yên. Làng Phù Oanh và làng An Cầu cùng huyện nay vẫn có đền thờ Tống Trân, Cúc Hoa. Bên cạnh đó, Tống Trân Cúc Hoa còn là câu chuyện đi sứ, phản ánh mối bang giao phức tạp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, tác phẩm cũng đã xây dựng tương đối thành công một số mẫu người Việt Nam truyền thống, đặc biệt là người phụ nữ với tâm hồn phong phú và đặc sắc.
Từ nội dung câu chuyện trên, họa sĩ Phạm Hậu đã thể hiện qua tác phẩm mỹ thuật sơn mài "Hậu Tống Trân Cúc Hoa" bằng một góc nhìn sắc sảo, thơ mộng, đầy sinh động. Tuy nhiên, điều đáng nói, ở tác phẩm này do kích cỡ khá nhỏ (35X62 cm), phong cách và màu sắc cũng khác so với những tác phẩm cùng tác giả được bày bán thường xuyên trước đây của trên thị trường Pháp, khiến giới thưởng ngoạn không khỏi băn khoăn.
Giải thích về sự khác biệt nói trên, bác sĩ Gérard Chapuis- nhà sưu tập người Pháp gốc Việt cho rằng, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì gần 4 thập kỷ tách biệt các tác phẩm đã được bán và tác phẩm mới được cập nhật. Ông Chapuis nêu rõ: "Chữ ký của tác giả được ký ở góc tranh có dấu, bắt đầu ở mốc thời gian 1946, vì đó là lúc Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh việc sử dụng chữ Quốc ngữ. Bên cạnh đó, đây là giai đoạn khó khăn, những bức tranh kích cỡ to hoành tráng khi đưa ra công chúng bị đánh giá mang tinh thần tư sản, thiếu tính giai cấp. Không giống như thời Đông Dương (1940), tranh Phạm Hậu có điều kiện thể hiện vật liệu rất phong phú. Trong khi giai đoạn sau, vật liệu không thể bì được. Chúng ta đừng quên rằng họa sĩ Phạm Hậu đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách tham gia tạo ra 50 hộp sơn mài cho hộp thuốc lá, một hợp đồng được đem lại bởi Victor TARDIEU. Chúng ta cũng nên biết rằng nghệ sĩ đã bước sang một giai đoạn mới bằng cách thoát ly khỏi màu sắc "Vàng và màu đỏ cánh gián" của sơn mài truyền thống đã tạo nên danh phận của ông thuở ban đầu từ những năm 1969-1970 với tác phẩm tựa đề "Ngàn thu nhớ Bác" có kích thước khiêm tốn 30cmx20cm để có những thử nghiệm mới".
Phạm Hậu sinh năm 1903 trong một gia đình nghèo 7 con tại làng Đông Ngạc/làng Vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, Hà Nội. Ông trở thành công nhân ngành hỏa xa tới năm 1929, sau đó ông đã vượt qua cuộc thi để đăng ký tại Trường Mỹ thuật ở Đông Dương khoa "Sơn mài" khóa V. Ông tốt nghiệp về nhì sau thủ khoa Trần Bình Lộc. Đồng môn của ông là Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn Long, Phạm Văn Thuận, Trương Đình Định, Nguyễn Văn Lang, Trần Ngọc Quyên (Điêu khắc). Joseph INGUIMBERTY là một trong những giáo viên của ông và ông tốt nghiệp năm 1934 và sau đó trở thành một trong những bậc thầy về tranh sơn mài của thế kỷ XX. Ông là một trong ba người sáng lập Trường quốc gia mỹ nghệ (12-08-1949-1954) Hai người kia là Trần Văn Du và Trần Quang Trân. Qua thời gian và những biến chuyển, sau trường được đổi tên thành Trường mỹ nghệ Việt Nam(1954-1958), Trường trung cấp mỹ nghệ (1958-1965), Trường cao đẳng mỹ thuật công nghiệp (1965-1984) và cuối cùng là Trường đại học mỹ thuật công nghiệp (1984 tới nay). Ông nghỉ hưu năm 1962.
Cần lưu ý, trong thời kỳ thuộc địa và trong khi được đào tạo tại trường mỹ thuật Đông Dương, Phạm Hậu sử dụng để chỉ định thực thể của mình hoặc bằng một ký hiệu và tên của mình bằng chữ in hoa không dấu hoặc sử dụng tiếng Pháp "MAITRE LACQUEUR/NGHỆ NHÂN SƠN MÀI", ký hiệu và tên của mình bằng chữ in hoa không dấu như quy tắc bất thành văn thời đó vì có lẽ và hơn thế nữa chưa hẳn người Việt chúng ta sử dụng được một cách thành thục tiếng Quốc ngữ, cho đến ngày 2-9-1945 ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, niềm tự hào dân tộc được thức tỉnh và lời kêu gọi sử dụng tiếng Việt thường xuyên hơn đã trở thành cấp bách: "Người /VIỆT NAM/ Phải dùng tiếng/ VIỆT NAM".
Do đó, qua tác phẩm "Hậu Tống Trân Cúc Hoa" tại phiên đấu giá của Maison R&C lần này, thể hiện cách làm việc của Phạm Hậu nhạy bén theo biến thiên lịch sử Việt Nam, tạo nên sức thu hút công chúng và giới sưu tập mỹ thuật châu Á.
TRẦN TRUNG SÁNG