Họa sĩ Thế Hà: Hội họa hướng con người đến cái thiện và cái đẹp
(Cadn.com.vn) - Vượt lũ, bức tranh sơn dầu 140 x 140cm giữ tôi lại với câu chuyện về mỹ thuật tạo hình của họa sĩ Thế Hà (Nguyễn Hữu Song) trong căn phòng ngổn ngang những tranh, tượng tại nhà ông. Đáp lời tôi về phương pháp sáng tác, họa sĩ bảo: “Nghệ thuật khi đã thăng hoa thì không cần đến phương pháp nữa mà lúc đó nghệ sĩ có thể tùy chọn cách nào phù hợp để thể hiện ý tưởng của mình đến nơi đến chốn”. Từ đó, ông nói đến việc bất cứ họa sĩ nào cũng dành nhiều công phu học tập, trải nghiệm để làm chủ phương pháp tạo hình, xác lập phong cách hội họa của mình. Với ông, công phu ấy bắt đầu từ thuở là một cậu bé 12 tuổi ở một làng quê của xã Vĩnh Kim, H. Vĩnh Linh, Quảng Trị...
Cũng như nhiều trẻ em biết vẽ trước khi biết chữ, cậu bé Nguyễn Hữu Song đã vẽ theo tưởng tượng của mình về phong cảnh làng quê hoặc những con vật xung quanh bằng bút chì, giấy học trò. Năng khiếu hội họa ấy đã đưa Song đến với các cuộc thi vẽ dành cho lứa tuổi thiếu nhi ở đặc khu Vĩnh Linh và toàn miền Bắc, rồi khóa 2 Trường Mỹ thuật Việt Nam với 43 sinh viên Bắc, Trung, Nam- trong đó có những người về sau trở thành họa sĩ tài năng như Nguyễn Thành Chương, Lê Trí Dũng, Đoàn Văn Nguyên... Sinh viên Nguyễn Hữu Song chọn học khoa Sơn dầu, hệ đại học Trường Mỹ thuật Việt
Họa sĩ Thế Hà đang sáng tác (Ảnh: Lê Đình Cảnh)
Ông tâm đắc với câu nói: “Nghệ sĩ luôn đem nghệ thuật phục vụ một đạo và cái đạo của chúng ta là đạo làm người của nhân dân”. Bởi vậy, trong thời kỳ mở cửa, ông không vẽ theo sự vẫy gọi của thị trường hoặc các mốt tạo hình thời thượng mà vẫn duy trì cá tính sáng tác trên cơ sở gắn bó với cuộc sống và không tách rời thế hệ của chính mình. Ông vẽ tranh theo tinh thần của thời kỳ mới dựa trên nguồn mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống. Dù với trường phái Trừu tượng hay Ấn tượng, tranh sơn dầu của ông vẫn hướng về con người lao động trong trạng thái mới mẻ của cuộc sống. Ông tin rằng, như vậy hội họa sẽ bắt rễ sâu vào đời sống tình cảm của con người, họa sĩ “vẽ cái đẹp ở dưới đất xung quanh chúng ta” như Bác Hồ kính yêu hằng căn dặn. Tôi hiểu điều đó khi được ông dẫn dắt đến “sự liên tưởng xâu chuỗi giữa những cảm giác về ánh sáng, màu sắc, đường nét, nhịp điệu tạo hình” trong những bức tranh Đất lửa, Mở đất, Phố phường một thuở, Con hẻm, Làng thanh niên lập nghiệp, Người Vân Kiều-Pa Kô mang họ Hồ của Bác, Ước mơ xanh... từng tham gia triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005-2009, triển lãm tranh Sơn dầu Việt Nam năm 2008, triển lãm các tác phẩm mỹ thuật-nhiếp ảnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” và kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, được giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam, giải thưởng Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung năm 2011... Đây là những bức tranh sơn dầu có hình hài và màu sắc riêng biệt của mảnh đất và con người Quảng Trị trong máu lửa, đổ nát thời chiến tranh và ở hiện tại hồi sinh, vươn dậy đã được một họa sĩ với ý thức làm hội họa để “băng bó những con người và chân trời thương tích” như ông nhận thức bằng thị giác, thính giác và biểu hiện bằng những xung động, những tình cảm và nhiều tâm trạng.
Sông quê (Sơn dầu- ảnh do nhân vật cung cấp).
Ấn tượng, Trừu tượng, Hiện thực đều là ngôn ngữ tạo hình được họa sĩ Thế Hà sử dụng để biểu đạt quan niệm nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ của mình với bút pháp ngày càng già dặn. Là hội viên Hội Mỹ thuật Việt
Nguyễn Bội Nhiên