Huế có còn là điểm đến hấp dẫn?
(Cadn.com.vn) - Là địa phương phát triển ngành dịch vụ du lịch, ngày nay Huế còn được biết đến là thành phố Festival, là điểm lựa chọn tham quan của du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những gì du lịch Huế đã làm được thì vẫn còn những tồn tại khiến du lịch Huế không còn mặn mà lắm trong lòng du khách. Phải làm gì để kéo du khách quay trở lại với Huế đang là vấn đề đặt ra cho chính quyền sở tại và các ngành chức năng có liên quan.
“Du lịch Huế có vị trí không thể thay thế trên bản đồ du lịch Việt
Theo thống kê của Sở VH-TT&DL TT- Huế, hiện trên địa bàn tỉnh có 902 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn khá nguyên vẹn, trong đó riêng khu vực thành phố là 373 di tích, trong đó 51 quần thể kiến trúc cung đình được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới, 84 di tích mang tầm quốc gia, 34 di tích cấp tỉnh,... Những con số này chứng tỏ Huế rất giàu tiềm năng để phát triển ngành Du lịch. Ngoài ra, Huế còn là vùng miền đầu tiên làm du lịch trong cả nước.
Tuy nhiên, những ưu thế đó vẫn chưa đủ để đưa Huế trở thành điểm lý tưởng giữ chân du khách nếu ngành Du lịch tỉnh không có hướng đi phù hợp và hiệu quả. Hiện nay có một thực trạng là những sản phẩm du lịch ngày càng kém chất lượng do không được chú trọng phát triển, tâm lý khai thác du lịch một chiều, ỷ vào quần thể di tích của cha ông để lại... “Điều khiến du khách không muốn trở lại Huế là do chất lượng sản phẩm du lịch Huế ngày càng kém” – anh Trần Văn Dũng, hướng dẫn viên lâu năm của Cty Du lịch Vietnam Tourism có trụ sở tại Đà Nẵng cho biết.
Theo anh Dũng phân tích, thì du khách đến Huế thường bị “vỡ mộng”, tức là nghe quảng cáo thì nhiều nhưng thực tế chẳng có bao nhiêu. Dẫn chứng điển hình như: ăn cơm vua, nhã nhạc cung đình, ca Huế trên sông Hương... ngày càng không đạt tiêu chuẩn. Bà Hồng Nhung- GĐ Cty Văn Hồng Travel Nghệ An (trụ sở tại Nghệ An) đưa ra một dẫn chứng: “Dịch vụ ca Huế trên sông Hương có sự phân biệt “đẳng cấp” giữa khách quốc tế và trong nước. Khách trong nước thường không được chú trọng phục vụ. Đó là chưa kể khi quá tải, nhiều nơi đưa các nghệ sĩ không chuyên vào phục vụ ca Huế theo kiểu “chống cháy”...
“Nếu như giai đoạn trước năm 2000, tour đến Huế thường 3-4 ngày thì đến nay chúng tôi buộc phải rút xuống còn 1-2 ngày” – anh Dũng cho biết thêm. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên, theo anh Dũng thì ngoài việc đi tham quan hệ thống chùa chiền lăng tẩm, du khách không còn biết làm gì thêm. Ngoài ra, nạn cò khách, nạn xe xích lô, xe ôm, giá cả, đặc biệt là các Cty du lịch nhỏ bán các “tour dởm” vẫn chưa được ngành Du lịch của tỉnh giải quyết triệt để.
Tình trạng xích lô chèo kéo khách du lịch |
Tình trạng này đã làm xấu đi hình ảnh du lịch Huế nói riêng và Việt
Tại Hội nghị giao ban cụm các tỉnh miền Trung và triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2010 được tổ chức tại Huế vừa qua, ông Vũ Thế Bình - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa ra con số: Năm 2009, khách quốc tế đến Huế đạt 600.000 lượt, trong khi đó ở Hội An - Quảng Nam quý I-2009 đạt tới 780.000 lượt. Con số này chứng tỏ rằng, tuy là địa danh du lịch không thể thay thế trên bản đồ du lịch Việt
Để đạt được chỉ tiêu năm 2010 là 1,8 triệu lượt khách tham quan (tăng 37% so với năm 2009 là 1,4 triệu lượt) như kế hoạch đã đề ra, đòi hỏi ngành Du lịch TT- Huế cần phải đổi mới nhiều hơn nữa. Muốn tạo nên sức hút của các sản phẩm du lịch thì cần khôi phục lại những giá trị cổ, đưa các làng nghề truyền thống vào khai thác để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Ngoài ra cần phát triển du lịch theo hướng thống nhất, chuyên nghiệp, quản lý chặt chẽ hơn, đặc biệt hạn chế tình trạng cò, chèo kéo, ăn xin... gây phiền nhiễu cho du khách. Khắc phục được những điểm trên, tin rằng Huế sẽ mãi là “điểm đỏ” trên bản đồ du lịch Việt
Bài, ảnh: Kỳ Anh