Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 9
* Đã có 93 người chết, 23 người mất tích và 200 người bị thương do bão lũ.
“Xắn tay” khắc phục hậu quả bão lũ...
(Cadn.com.vn) - Báo số 9 càn qua để lại thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho nhân dân các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Hiện nay các địa phương đang huy động lực lượng để khắc phục hậu quả do bão gây ra, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
Trong cuộc họp khẩn với lãnh đạo các sở, ngành sáng 1-10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế nhấn mạnh: Các ngành, địa phương phải tạm dừng các cuộc họp để tập trung cho công tác khắc phục hậu quả bão lụt; khẩn trương tổng hợp số liệu thiệt hại do bão lụt gây ra đối với tỉnh để báo cáo kịp thời với T.Ư và có biện pháp chỉ đạo, khắc phục kịp thời, hiệu quả. Các địa phương phải tập trung chỉ đạo, thực hiện công tác khắc phục hậu quả, nhất là việc giúp dân sửa chữa nhà cửa, sớm ổn định đời sống. Đồng thời ưu tiên cấp điện, đảm bảo điện cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy nước Dung Quất hoạt động bình thường cũng như cấp điện sản xuất cho các nhà máy, xí nghiệp và phục vụ dân sinh; thực hiện tốt công tác tiếp nhận hàng cứu trợ của các cá nhân, tổ chức ủng hộ; tiến hành nhanh việc thông đường, đảm bảo giao thông hoạt động trở lại tại các tuyến đường, nhất là đường về các huyện, trung tâm xã; tập trung cho công tác khắc phục hư hỏng tại các trường học...
Bộ đội giúp dân tại H. Thăng Bình - Quảng Nam. Ảnh: DOÃN HÙNG
Trước mắt, tỉnh trích Quỹ dự phòng 10 tỷ đồng để phân bổ cho các huyện, nhất là các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành,... khắc phục hậu quả bão lụt. Ngày 30-9, Quân khu 5 đã điều động 100 CBCS về giúp nhân dân các xã Bình Mỹ, Bình Chương khắc phục lụt bão. Sáng 1-10, Tỉnh đội Quảng Ngãi đã cử 200 CBCS về các xã Bình Hải, Bình Trung, Bình Minh giúp dân dựng lại nhà cửa sập đổ. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại Quảng Ngãi đã đến hỗ trợ cho những gia đình có người chết ở H. Bình Sơn 3 triệu đồng và vận chuyển đến huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành 2 tấn mỳ tôm, gần 20.000 cuốn vở, hơn 6.000 bộ quần áo cứu trợ kịp thời cho những gia đình bị thiệt hại nặng của hai huyện, đồng thời về các gia đình có người bị chết hỗ trợ 3 triệu đồng/gia đình.
Đến sáng 1-10, Điện lực Quảng
Tại Đà Nẵng, các ban, ngành, đoàn thể, CA, Quân đội, đoàn thanh niên... phối hợp với người dân khắc phục bão. UBNDTP ban hành quyết định quy định mức hỗ trợ cho hộ có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người; hộ có người bị thương nặng phải vào viện: 1.500.000 đồng/người; hộ có nhà đang ở bị sập, trôi: 5.000.000 đồng/hộ; hộ có nhà đang ở bị tốc mái hoàn toàn hỗ trợ tối đa không quá 2.000.000 đồng/hộ; hộ có nhà đang ở bị tốc mái một phần hỗ trợ tối đa không quá 500.000 đồng/hộ. Riêng hộ chính sách (kể cả nhà ở của con liệt sĩ) có nhà đang ở bị sập, trôi hoàn toàn thì mức hỗ trợ là 15.000.000 đồng/hộ (mười lăm triệu đồng/hộ)... Ngày 1-10, các đồng chí:Trần Thọ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Võ Duy Khương - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng dẫn đầu Đoàn công tác TP có chuyến thị sát, kiểm tra tình hình công tác khắc phục hậu quả bão lũ tại P. Hòa Xuân (Cẩm Lệ), là một trong những địa phương gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn bão lũ vừa qua.
Lực lượng CAQ Cẩm Lệ giúp nhân dân P. Hòa Xuân làm vệ sinh ở các tuyến đường nước vừa rút sáng 1-10. Ảnh: PHƯƠNG KIẾM
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Thọ biểu dương nỗ lực của cán bộ, nhân dân trên địa bàn đã chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả bảo lũ. Riêng 80% hộ dân còn ngập nặng, đồng chí yêu cầu UBND quận, phường xuất ngay mỳ tôm, gạo, nước, thuốc men để chuyển gấp đến cho người dân. Nước rút tới đâu phải lo khắc phục hậu quả tới đó, hỗ trợ theo quy định đối với số hộ có người chết, bị thương, nhà sập, tốc mái, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, sớm ổn định cuộc sống người dân.
Thượng tá Nguyễn Đến, Trưởng Phòng CSGT
Khắc phục lưới điện sau lũ. Ảnh: P.KIẾM
Sáng 1-10, mực nước trên các sông Yên, Túy Loan, Cu Đê xuống chậm, nhiều thôn ở vùng trũng thấp thuộc các xã Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Tiến, Hòa Châu (Hòa Vang) vẫn còn ngập sâu hơn 1m. Anh Ông Văn Thanh (trú Tây An, Hòa Châu) bị nước lũ cuốn vào sáng 29-9, gia đình đã tìm thấy xác... Sáng cùng ngày, Đoàn công tác cứu trợ Sở Công Thương TP thông qua huyện giúp nhân dân vùng lũ lụt 1.000 thùng mỳ tôm, 500 thùng nước uống... Tin từ Cty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng cho biết, đến sáng 1-10, đã có 6/8 trạm 110kV có điện. Riêng trạm 110kV Liên Chiểu và Hầm Hải Vân chưa có điện do sự cố đường dây 110kV Hòa Khánh - Liên Chiểu. Hiện đã có 33/39 xuất tuyến 15-22kV được khôi phục.
Các xuất tuyến còn lại chưa khôi phục được do cây ngã vào đường dây; sạt lở đất, trụ nghiêng, đổ; dây đứt và các xuất tuyến 22kV thuộc TBA 110kV Liên Chiểu (E92) - Hầm Hải Vân. Ông Lê Thanh Minh, Giám đốc Cty Điện lực cho biết, số TBA phụ tải toàn Cty đã khôi phục được 1.043/2.035 trạm (đạt 48,7%), trong đó trạm ánh sáng sinh hoạt đã khôi phục được 536/860 trạm (đạt 62,3%). Tuy nhiên, đến thời điểm này, một số khu vực chưa thể khôi phục được hệ thống điện. Cụ thể, Q. Hải Châu, Thanh Khê: dọc đường Lê Trọng Tấn, Trường Chinh. Q. Cẩm Lệ, H. Hòa Vang: Hòa Xuân, Hòa Tiến, Hòa Phú, Hòa Khương, Hòa Châu, một phần Hòa Phong; Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Bắc, Hòa Ninh, KCN Hòa Cầm...
Khu vực Liên Chiểu: Khu vực Hòa Khánh Bắc; Hòa Phát, Khu vực Hầm đường bộ Hải Vân và các khu vực từ Xuân Thiều đến đèo Hải Vân (do sự cố đường dây 110kV Hòa Khánh - Liên Chiểu chưa khắc phục xong), KCN Hòa Khánh (trừ đường số 2, số 6 và số 9 đã có điện), KCN Liên Chiểu, KCN Thanh Vinh. Khu vực Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn: từ Yết Kiêu đến Cảng Tiên Sa; Thọ Quang, Mân Thái, An Hải Bắc; Hòa Hải, Hòa Quý. Đến hết ngày 1-10, Cty Điện lực Đà Nẵng khôi phục được các khu vực: dọc đường Lê Trọng Tấn, Trường Chinh, KCN Hòa Cầm, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh; phần còn lại của Hòa Phong; Yết Kiêu đến Cảng Tiên Sa và các TBA phụ tải đã có điện lưới nhưng chưa đóng điện được do chưa kiểm tra, khắc phục sự cố lưới hạ thế sau trạm.
Vận chuyển hàng cứu trợ bằng trực thăng. Ảnh: D.H
Sáng 1-10, gần 2.000 sinh viên thuộc các khoa Trường Đại học Đông Á đã ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường. Kết quả, rác thải sinh hoạt và cây cối ngã đổ trong cơn bão số 9 tại các khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành (khu vực P. Thanh Bình), các đoạn đường Ông Ích Khiêm, Đống Đa, Lý Tự Trọng... đã được thu gom sạch sẽ để chờ xe của Cty Môi trường Đô thị chuyển lên bãi rác Khánh Sơn.
Tại Kon Tum, sáng 30-9, UBND tỉnh cử lực lượng gồm CSGT, Sở GT-VT và quân đội đến trực tiếp các huyện chưa liên lạc được như Tu Mơ Rông. Đến 18 giờ 30 cùng ngày, giao thông từ H. Đắc Tô đến Tu Mơ Rông đã thông suốt. Tỉnh cũng đã thành lập 4 đoàn để kiểm tra và xử lý trực tiếp các huyện bị chia cắt và giao thông bị phá hủy hoàn toàn. Tỉnh quyết định hỗ trợ cho các gia đình có người chết và mất tích 5 triệu đồng/người, mỗi người bị thương 2 triệu đồng; mỗi nhà dân bị sập hoàn toàn 5 triệu đồng, mỗi nhà bị tốc mái 2 triệu đồng. Hiện nay, Điện lực Gia Lai đã khắc phục được 2/3 sự cố, đối với các sự cố trên lưới điện ở những khu vực có địa hình phức tạp và chia cắt bởi sông suối, Điện lực Gia Lai sẽ khẩn trương tập trung vật tư, phương tiện và nhân lực để xử lý khi lũ xuống. Ngày 1-10, tất cả địa phương ở TP Pleiku bị ảnh hưởng đã và đang tập trung nhân lực và vật lực để khắc phục hậu quả sau bão.
Bà con vùng bão xã Bình Nguyên, H. Bình Sơn, Quảng Ngãi nhận quà của VinaPhone 3. Ảnh: A.T
Cả nước hướng về miền Trung
Ngày 1-10, ngay tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 9 của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đã đến ủng hộ và đăng ký ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão gần 5 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 3,5 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam 500 triệu đồng; Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam và Văn phòng T.Ư Đảng, mỗi đơn vị 200 triệu đồng. Sáng 1-10, Văn phòng Quốc hội tổ chức quyên góp ủng hộ mỗi người ít nhất một ngày lương. Cùng ngày, Ban Tổ chức T.Ư Đảng đã ủng hộ ít nhất mỗi người một ngày lương.
Chiều 1-10, tại Thành ủy TP Hội An, Thượng tướng Lê Thế Tiệm đại diện Bộ CA tổ chức trao tiền cho các CBCS và đồng bào các tỉnh bị thiệt hại của cơn bão số 9 vừa qua với tổng số tiền 1,7 tỷ đồng gồm Quảng Trị (100 triệu đồng), Kon Tum (200 triệu đồng), TT-Huế (200 triệu đồng), Bình Định (200 triệu đồng), Quảng Nam (300 triệu đồng), Quảng Ngãi (300 triệu đồng), Đà Nẵng (300 triệu đồng), Phú Yên (100 triệu đồng). Riêng TP Đà Nẵng sẽ được trao vào ngày hôm nay.
Ngay sau đó, đồng bào bị bão lụt tỉnh Quảng
* Tổng cục Cảnh sát (
Bộ LĐ-TB&XH đã phát động CBCCVC ủng hộ mỗi người tối thiểu một ngày lương. Tổng số tiền quyên góp được 150 triệu đồng. Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Sáng 1-10, Ủy ban MTTQ Việt
Thượng tướng Lê Thế Tiệm trao quà của Bộ CA ủng hộ đồng bào và CA tỉnh Quảng Ngãi bị bão lũ.
Tại Đà Nẵng, ngày 1-10, Cty TNHH Việt Tuấn (trụ sở tại số 1- Trần Thị Lý, Đà Nẵng) đã tổ chức 2 đoàn xe chở 600 suất quà trị giá mỗi suất 110.000 đồng về cứu trợ cho bà con ở P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ (100 suất); xã Hòa Tiến, Hòa Vang (250 suất) và H. Duy Xuyên, Quảng Nam (250 suất). Cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ, Đà Nẵng tổ chức trao 350 suất quà (mỗi suất gồm 1 thùng mỳ ăn liền và 1 chai nước lọc) cho người dân thôn Quan Nam 1, xã Hòa Liên, H. Hòa Vang, Đà Nẵng; 2 thùng thuốc hỗ trợ Trạm Y tế xã Hòa Liên để điều trị cho người dân sau bão. Tổng trị giá hỗ trợ của Bệnh viện Hoàn Mỹ gần 30 triệu đồng.
Ảnh: HƯƠNG NGUYÊN
Chiều 1-10, Quỹ “Tấm lòng vàng” Trung tâm Dịch vụ viễn thông Khu vực
Đồng chí Trần Thọ - Phó Bí thư thường trực Thành uỷ kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão lũ |
Lũ xuống, người dân Hòa Xuân bắt đầu quay về dọn dẹp nhà cửa. Ảnh Q.S |
Chỉ trong ngày 1-10, đơn vị đã thu và vận chuyển gần 100m3 rác trên tuyến đường này (ảnh chụp chiều 1-10). Ảnh P.K |
Nhóm P.V Thời sự
* Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo tiền phương phòng chống lụt bão T.Ư với Thủ tướng Chính phủ chiều 1-10, thống kê ban đầu tại 6 tỉnh trong khu vực bị cơn bão - lũ số 9 tràn qua đã có 93 người chết, 23 người mất tích, hơn 200 người bị thương, trong đó, Quảng Ngãi là địa phương có số người chết cao nhất (27 người), Kon Tum 21,
Bão lũ đã làm 6.376 nhà dân bị sập, 172.672 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng, 173.611 ngôi nhà dân ngập chìm trong nước lũ, 13.337 trạm y tế, công trình công cộng bị hư hỏng. Hàng chục ngàn héc-ta hoa màu, cây công nghiệp bị ngập, hư hại. 179 tàu thuyền bị chìm, gây hư hỏng nghiêm trọng các tuyến đường dây điện 500kV Bắc - Nam, sạt lở, hư hại nặng, gây ách tắc giao thông trên các tuyến QL1A, đường
Đến nay, Chính phủ, các bộ, ngành từ T.Ư đến địa phương đều khẩn trương vào cuộc triển khai biện pháp khắc phục hậu quả bão lũ, trong đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị quân đội huy động 10.855 CBCS, 269 ô-tô, 14 xe thiết giáp, 71 canô, 8 xe đặc chủng, hàng chục bộ phà, 18 tàu hải quân, 10 tàu cảnh sát biển, hàng ngàn phao cứu sinh, máy bay trực thăng... tổ chức tìm kiếm, ứng hộ cứu nạn, tiếp tế lương thực thực phẩm cho người dân vùng lũ ngập nặng, cô lập. Kon Tum: Ông Bùi Văn Châu và gia đình đang dọn dẹp đống đổ nát của căn nhà bị sụp đổ hoàn toàn. Ảnh Sông Thu
Gia Lai: Một hộ dân dọn dẹp nhà cửa hư hại sau bão. Ảnh: Lê Duy |
TT-Huế: Phong tỏa cầu Kho Rèn, phòng tránh nguy hiểm. |
Q.S
* Một số hình ảnh lực lượng CA cứu trợ, giúp dân khắc phục hậu quả bão số 9:
Đà Nẵng: CAGT - CATP Đà Nẵng báo cáo tình hình kiểm soát giao thông trên tuyến QL1A trên QL1A |
Đà Nẵng:CAQ Cẩm Lệ giúp dân khắc phục hậu quả bão lũ. Ảnh: P.K |
Kon Tum: Lực lượng Công an Kon Tum cứu người dân ở làng Kon Ra chót (TP Kon Tum). |