Báo Công An Đà Nẵng

Khi Trung Quốc tăng đầu tư vào Châu Âu

Thứ ba, 06/03/2018 11:38

   Khi Trung Quốc tiếp tục phát triển và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đầu tư ở nước ngoài tăng lên phản ánh sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế nước này cũng như các mục tiêu kinh doanh và chính sách toàn cầu của Bắc Kinh. Để hiểu rõ hơn hiện tượng này, Mạng lưới chính sách của Trung Quốc ở Châu Âu (ETNC) gần đây công bố báo cáo tập hợp những phân tích ban đầu từ các nước Châu Âu về kinh tế và các khía cạnh địa chính trị của sự gia tăng đầu tư của Trung Quốc vào châu lục này.

   Một đóng góp quan trọng của báo cáo này là xua tan lời đồn, Châu Âu đang rất cần Trung Quốc. Các nền kinh tế Châu Âu có các đặc điểm mà các nhà đầu tư Trung Quốc tìm kiếm, chẳng hạn như công nghệ cao, thị trường đơn lẻ lớn nhất thế giới, mạng lưới các doanh nghiệp lớn mở rộng toàn cầu, các thương hiệu lớn, các chuỗi cung ứng mang giá trị toàn cầu và khu vực, môi trường chính trị và pháp lý ổn định.

   Tuy nhiên, không nên bỏ qua tầm quan trọng của các nhà đầu tư Trung Quốc đối với Châu Âu. Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính bắt đầu vào năm 2008 và vẫn kéo dài đến ngày nay, nhiều thủ đô và các trung tâm kinh tế trên khắp Châu Âu coi Trung Quốc như một nguồn cơ hội và tăng trưởng. Thật vậy, việc thúc đẩy quan hệ đầu tư đã trở thành mục tiêu hàng đầu của nhiều chương trình nghị sự song phương.

 

 

    Những lo ngại

   Tuy nhiên, quy mô đầu tư của Trung Quốc ngày càng tăng làm xuất hiện một số lo ngại. Nhiều báo cáo về sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc trong nền kinh tế, sự cạnh tranh công bằng; ảnh hưởng chính trị và ngoại giao đang tăng lên của Trung Quốc và sự cạnh tranh trong nội bộ Châu Âu bùng nổ do tiềm năng đầu tư của Bắc Kinh.

   Những mối quan tâm như vậy không phải là mới nhưng chúng ngày càng trở nên quan ngại khi các Cty Trung Quốc bắt đầu mua nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn lục địa. Một loạt các vụ mua lại ở Đức, trong đó có nhà máy Kuka, có thể được xem như là một bước ngoặt ở Châu Âu. Lần đầu tiên, các bộ phận của tầng lớp chính trị Đức lên tiếng, đầu tư của Trung Quốc có thể gây ra mối nguy hiểm về an ninh cũng như đe dọa nền công nghiệp hàng đầu của nước này.

   Mọi thứ diễn ra khá nhanh trong năm qua. Một số chính phủ, từ Đức, Hungary đến Latvia, đã được đề xuất tăng cường cơ chế sàng lọc đầu tư. Điểm nổi bật nhất là Ủy ban Châu Âu đã có tuyên bố chính thức do các bộ trưởng kinh tế Đức, Pháp và Italia đưa ra yêu cầu sàng lọc đầu tư tại EU.

   Tuy nhiên, việc thực hiện yêu cầu này ở cấp độ Châu Âu sẽ rất khó khăn. Nhiều nước Châu Âu nhỏ đã bày tỏ mối quan ngại về cơ chế sàng lọc đầu tư ở cấp độ EU có thể được các quốc gia thành viên lớn hơn hoặc Ủy ban sử dụng như là một công cụ gây ảnh hưởng đến lợi ích và gây thiệt hại cho các nước nhỏ.

Làm sao để cân bằng?

   Châu Âu cần phản ứng phức tạp hơn, tìm kiếm sự cân bằng giữa quản lý rủi ro và mở cửa đầu tư. Đầu tư của Trung Quốc ở Châu Âu có thể là nguồn tạo việc làm, tăng trưởng và thậm chí phát triển, nhưng đó cũng có thể là một thách thức đến sự bất ổn định, tính chiến lược, thậm chí là một mối đe dọa.

   Sự mở cửa của các nền kinh tế Châu Âu là một nguồn tăng trưởng, phát triển và thịnh vượng, nhưng trong những năm gần đây, nhiều nước ở Châu Âu đã nhận thức được mặt trái của điều này. Cân bằng giữa việc mở cửa đầu tư, an ninh và trật tự công cộng là điều cần thiết. Đề xuất cho Ủy ban Châu Âu thiết lập khuôn khổ cho việc sàng lọc Vốn Đầu tư nước ngoài (FDI) ở EU là một bước đi đúng hướng.

   Đồng thời, có những rủi ro khi rơi vào tình trạng chủ nghĩa bảo hộ. Châu Âu nên tránh sử dụng cơ chế đầu tư như một công cụ bảo vệ các yếu tố chiến lược. Cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các Cty Châu Âu tại Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh không chịu mở cửa, Châu Âu và Mỹ có thể tiến tới việc hạn chế Bắc Kinh tiếp cận thị trường.

         AN BÌNH (Theo Diplomat)