Làng hoa khấp khởi vào vụ Tết
(Cadn.com.vn) - Theo ghi nhận của CTV Báo Công an TP Đà Nẵng, trên hầu khắp các làng, vùng trồng hoa ở miền Trung, người nông dân đang tất bật với vụ hoa ngày Tết, vụ hoa quan trọng nhất của năm. Dưới đây là ghi nhận cận cảnh tại làng hoa An Lạc, thuộc Khu phố An Lạc, P. Đông Giang, TP Đông Hà, Quảng Trị.
Đầu tháng 1-2017, chúng tôi tìm đến làng hoa An Lạc. Đây chính là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những trận lũ lụt trong năm 2016. Tuy nhiên, cảnh hoang tàn sau lũ đã biến mất, thay vào đó, trước mắt chúng tôi là những vườn hoa trải dài bên bờ sông Hiếu. Năm nay, được sự hỗ trợ từ UBND P. Đông Giang về kỹ thuật, được tập huấn, được đi tham quan các cơ sở trồng hoa quy mô lớn trong nước..., người dân địa phương đã mạnh dạn đưa vào trồng nhiều giống hoa mới.
Nông dân làng An Lạc chăm sóc hoa cho vụ Tết. |
Theo ông Hoàng Chiến (68 tuổi, người trồng hoa An Lạc) cho biết: Nghề trồng hoa An Lạc có từ những năm sau giải phóng đất nước, khi chợ Đông Hà nhộn nhịp trở lại vào năm 1983 thì nhiều gia đình đua nhau trồng để phát triển kinh tế. Cũng có thời thăng trầm, đến khoảng 10 năm trở lại đây, làng hoa đã thực sự sống lại với người dân An Lạc. Năm nay, các tỉnh khác bị thiệt hại nặng nề do đợt lũ lụt vừa rồi, hoa càng trở nên khan hiếm, riêng gia đình tôi trồng hơn 1.000 chậu hoa Cúc, giá dao động từ 300 nghìn đồng đến 2 triệu đồng cho mỗi chậu hoa, so với giá như những năm trước và thời tiết được thuận lợi thì có thể lãi 120 triệu đồng.
Sở Xây dựng Đà Nẵng đồng ý đấu giá mặt bằng chợ hoa xuân theo phương án cũ Trong số báo ra ngày 5-1, Báo Công an TP Đà Nẵng phản ánh những bất cập xung quanh phương án tổ chức mặt bằng mới để tiến hành đấu giá mặt bằng Chợ hoa Tết Đinh Dậu 2017 tại Quảng trường 2-9 P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu. Ngay trong chiều 5-1, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện Cty Công viên – Cây xanh, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TP Đà Nẵng), UBND P. Hòa Cường Bắc, các tiểu thương kinh doanh hoa Tết... để giải quyết những bất cập trong phương án tổ chức mặt bằng mới. Tại cuộc họp này, Lãnh đạo Sở Xây dựng đã quyết định thực hiện phương án tổ chức mặt bằng Chợ hoa Tết như mọi năm, không triển khai phương án tổ chức mặt bằng mới. Theo đó, sẽ tiến hành đấu giá, bốc thăm chung mà không phân biệt chủng loại quất, mai thành khu riêng như sơ đồ Viện quy hoạch đã lập. Hải Hậu |
Ông Chiến cho biết, công việc trồng hoa bắt đầu từ tháng bảy (âm lịch). Để có được chậu hoa đẹp không hề đơn giản. Trải qua bao nhiêu mồ hôi, công sức, kèm sự tỉ mỉ của người dân tần tảo ngày đêm chăm bón mới có được thành phẩm như ý.
Ông Hoàng Hữu Quốc, Phó Chủ tịch UBND P. Đông Giang chia sẻ: Những năm gần đây, người dân An Lạc đã thực sự thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ trồng hoa. Được Nhà nước hỗ trợ nhiều chính sách phát triển kỹ thuật và giống cây trồng, vay vốn lãi suất thấp, người dân càng phấn khởi, mạnh dạn mở quy mô lớn sản xuất hoa. Dự án cho làng hoa An Lạc đang được triển khai, bước đầu quy hoạch 5 ha đất trồng nông nghiệp tập trung, sau đó chia lô cho các hộ dân để trồng hoa với hệ thống tưới phun sương, hệ thống chiếu sáng và khoảng giữa năm sau sẽ cho đi vào hoạt động. Ngoài ra, để xây dựng thương hiệu và tiếp tục đứng vững trên thị trường hiện nay, điều đầu tiên mỗi hộ nông dân phải thường xuyên nắm bắt kỹ thuật chăm bón, yêu nghề và tìm tòi học hỏi qua công nghệ. Hoa khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải đảm bảo được chất lượng, chủ yếu đáp ứng thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Cũng theo ông Hoàng Hữu Quốc, đợt lũ 2 tháng trước đã làm hoa trồng ở thửa ruộng bị úng, thối rễ, bị chết khá nhiều. Năm nay trời rét đậm và mưa nhiều cũng làm cây phát triển chậm, hoa nở chậm hơn so với các năm. Từ nay đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu nếu thời tiết đẹp, nắng ấm, người dân ân cần sóc thì sẽ kịp cung ứng cho thị trường hoa Tết. Chỉ vỏn vẹn hơn 20 ngày nữa là đến Tết, đây cũng là thời gian mà các nông dân làng An Lạc thường xuyên xem dự báo thời tiết, tính toán để nụ hoa có thể nở đúng dịp.
Trần Chánh