Liệu có lặp lại cuộc chiến Trung-Ấn lần hai?
(Cadn.com.vn) - Cách đây đúng 50 năm, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tấn công quân sự vào các vị trí tiền đồn của Ấn Độ dọc trên biên giới tranh chấp giữa hai nước. Mặc dù cuộc chiến này bị lu mờ bởi cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, song mối quan hệ giữa hai cường quốc đông dân nhất Châu Á này vẫn chưa yên, thậm chí còn căng thẳng thêm sau nửa thế kỷ qua đi. Phải chăng đó là kịch bản của Trung Quốc?
Cuộc chiến Trung-Ấn nổ ra ngày 20-10-1962. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ tranh chấp khu vực biên giới giữa Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, nhất là khi Ấn Độ trao quy chế tị nạn chính trị cho lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma. Giao tranh mở màn khi Bắc Kinh đồng loạt mở các cuộc tấn công tại Ladakh và dọc theo tuyến McMahon, khi ở Mỹ Latinh cuộc khủng hoảng tên lửa
Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn vào ngày 20-11-1962 và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được.
Chiến tranh Trung - Ấn năm 1962.
Thấy gì qua cuộc chiến tranh Trung- Ấn?
Cuộc chiến tranh này còn có nguồn gốc rất phức tạp, khởi nguồn từ sự phân định ranh giới của Ấn Độ thuộc Anh, sự khác biệt về việc giải thích liên quan đến chủ quyền và tính hợp pháp trong các tuyên bố về chủ quền của Trung Quốc liên quan đến Tây Tạng.
Cuộc chiến tranh này tuy ngắn ngủi nhưng thật kinh hoàng khiến hơn 2.000 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng và gây nhiều thiệt hại cho cả hai nước, nhất là Ấn Độ vì tiềm lực quân sự và cách tổ chức còn nhiều yếu kém. Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru hồi đó bị quy là không hoàn thành nhiệm vụ, còn phía Trung Quốc tuyên bố Aksai Chin thuộc về họ và như vậy mục tiêu đã đạt được nên PLA không tiến xa hơn. Ngày 19-11, Trung Quốc tuyên bố đơn phương ngừng bắn. Tuy nhiên, đằng sau quyết định này còn một nguyên nhân khác, đó là việc
Mặc dù còn một số đụng độ lẻ tẻ diễn ra do một số nơi ở Aksai Chin chưa nhận được lệnh ngừng bắn nhưng nhìn chung cả hai bên đều không muốn chiến sự tiếp diễn.
50 năm âm ỉ cháy
Mặc dù chiến tranh Trung-Ấn qua đi nửa thế kỷ nhưng hai cường quốc đông dân này vẫn chưa thoát khỏi mớ bòng bong tranh chấp biên giới, đặc biệt trong bối cảnh Trung-Ấn đang cạnh tranh ngôi vị cường quốc Châu Á và thế giới.
Trong khi các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và New Delhi vẫn được duy trì định kỳ thì cả hai bên vẫn vận động công khai chống lại nhau, giới thiệu những chứng cứ, tuyên truyền trên mạng về chủ quyền vùng đất tranh chấp này. Nếu cách đây 50 năm lực lượng quân đội Ấn Độ còn non nớt thì ngày nay họ lại phát triển rất mạnh, có thêm nhiều vũ khí hiện đại, kể cả hải lục, không quân để đối phó với những hành động nhiễu sách của phía Trung Quốc, đây chính là bài học New Delhi rút ra được trong cuộc chiến ngắn ngủi nhưng âm ỉ này.
Thậm chí, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ còn huy động cả những loại vũ khí tối tân mà hai bên có, nhưng đáng tiếc cả hai lại rất lệ thuộc với nhau về mặt kinh tế. Ví dụ, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Ấn Độ, còn New Delhi lại là một thị trường nhập khẩu quan trọng nguyên liệu thô của Bắc Kinh. Hiện nay, môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng mở nên Ấn Độ không còn phải phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như trước đây nữa.
Mặc dù chiến tranh Trung- Ấn đi vào dĩ vãng song theo giới phân tích quân sự, sự kiện 1962 và những gì đang xảy ra hiện tại chỉ tăng thêm “màu sắc” cho mối quan hệ giữa hai cường quốc đang lên này. Mới đây, nhân 50 năm diễn ra sự kiện chiến tranh Trung-Ấn, tờ India Today có bài bình luận nói về nguy cơ lặp lại một cuộc chiến tương tự. Theo bài báo, Trung Quốc hiện đang tăng cường hoạt động dọc theo đường biên, bố trí thêm các chiến đấu cơ ở sân bay Gongga tại khu tự trị Tây Tạng và tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn nhắm vào Ấn Độ ở Tây Tạng và khu vực cao nguyên Thanh Hải. Bài báo còn đề cập cả đến những căng thẳng trên biển Đông gần đây với một số quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, theo nhận định của báo này, Trung Quốc sẽ không muốn mạo hiểm một cuộc chiến tranh ở biển Đông vì điều đó có thể khiến Mỹ và các nước phương Tây can thiệp. Tuy nhiên, đụng độ ở khu vực biên giới với Ấn Độ lại được cho là có nhiều khả năng, dù ít có khả năng kéo dài. Theo báo này, rất có thể đây là “lá bài” của Trung Quốc xưa nay vẫn áp dụng.
Khắc