Lý do Mỹ cứng rắn về vấn đề Biển Đông
Mỹ cuối cùng đã nói cho cả thế giới biết về lập trường của họ về vấn đề Biển Đông đang tranh chấp: tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Phải mất 4 năm sau khi một tòa án quốc tế ra phán quyết về vấn đề này, chính quyền Mỹ mới nói rõ ràng như vậy. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao, chỉ còn 6 tháng trong chính quyền hiện tại, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra tuyên bố như vậy, ngay lúc này?
Giới quan sát cho rằng, có hai lý do nổi bật. Những người đứng đầu chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đang nỗ lực củng cố uy tín bằng cách cứng rắn hơn trong chính sách đối với Trung Quốc và củng cố vị thế của Mỹ trong khu vực. Với mùa bầu cử Mỹ đang diễn ra sôi nổi, ông Trump khuếch trương hình ảnh bằng cách chi hàng trăm triệu USD cho chiến dịch quảng cáo hàng ngày tại các bang chiến trường. Thứ hai là, lập trường cứng rắn hơn của Mỹ trên Biển Đông là một phần của chiến dịch tấn công chống lại đối thủ của phe Dân chủ Joe Biden.
Những tuyên bố gây chú ý của ông Pompeo về tranh chấp ở Biển Đông, trong đó với những quan điểm khá mềm mỏng. khiến chính quyền của ông Trump cần có một cái nhìn khác và mạnh mẽ hơn. Động thái này xuất hiện sau khi Wahsington áp dụng thuế quan rộng rãi nhằm vào hàng hóa Trung Quốc, và mới đây nhất là các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh về luật an ninh mới đối với đặc khu Hồng Kông.
Ông Trump gọi ông Biden là “quá yếu kém” đối với Trung Quốc và đổ lỗi cho Bắc Kinh về đại dịch Covid-19. Theo cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, ông Trump đã yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay bằng cách nhờ Bắc Kinh tăng cường nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Không rõ lời tố cáo này như thế nào, nhưng giới quan sát cho rằng, nó không có cơ sở.
Trung Quốc hiện nay có thể nhầm lẫn khi nhìn nhận tình trạng hỗn loạn chính trị của Mỹ hiện nay là thời cơ thích hợp để mạnh mẽ khẳng định các yêu sách ở Biển Đông. Thậm chí sai lầm hơn khi Bắc Kinh có thể nghĩ rằng ông Trump đã thua và đang dần tiếp cận “một chính quyền của ông Biden”, vốn dự đoán sẽ có một cách tiếp cận khác, ít đối đầu hơn.
Tuy nhiên, ông Biden cũng đang dự kiến một lập trường cứng rắn hơn về Trung Quốc trong chiến dịch của mình, mặc dù vấn đề đó không đáng kể so với các vấn đề kinh tế và xã hội mà ông nhắm đến nếu được bầu. Một ông Trump bị dồn vào đường cùng vẫn là một ông Trump nguy hiểm. Rõ ràng, những nỗ lực của ông chủ Nhà Trắng hiện nay, là một phần của phong trào đang phát triển trên khắp Châu Á để chống lại các hành động phi pháp của Trung Quốc. Ấn Độ có kế hoạch mời Australia tham gia các cuộc tập trận hải quân để mở rộng phạm vi hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Mỹ và Australia đã điều tàu chiến khi một tàu khảo sát của Trung Quốc, được hộ tống bởi các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc, tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia…
Về phần mình, Bắc Kinh đã báo hiệu một giai điệu hơi hòa giải bằng cách gửi một thông điệp cấp cao thông qua Ngoại trưởng Vương Nghị rằng, khi có thể sẽ ưu tiên hợp tác.
THANH VĂN