Báo Công An Đà Nẵng

Lý do Mỹ-Iran tạm ngưng chiến

Thứ ba, 14/01/2020 13:08

Việc Mỹ sát hại tướng Qassem Soleimani của Iran - và phản ứng của quốc gia Hồi giáo - đặt ra nhiều vấn đề quan trọng pháp lý và  chiến lược trên sâu khấu chính trị thế giới.

Cảnh sát bảo vệ Đại sứ quán Anh trong một cuộc biểu tình chống Anh ở thủ đô Tehran của Iran hôm 12-1.   Ảnh: AP

Liệu vụ sát hại của Mỹ có hợp pháp theo luật quốc tế liên quan đến việc sử dụng vũ lực không? Các cuộc tấn công tên lửa đáp trả của Iran sau đó như thế nào? Các quốc gia thành viên NATO sẽ phản ứng thế nào trước yêu cầu của Tổng thống Donald Trump về việc tham chiến nhiều hơn ở Trung Đông? Quan trọng nhất, liệu căng thẳng giữa Mỹ và Iran có khả năng bùng nổ thành chiến tranh? Có thể, nhưng không có khả năng. Hiện nay, chảo lửa phần nào giảm nhiệt.

Tính hợp pháp của cuộc tấn công  từ Mỹ

Tướng Soleimani là tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Lực lượng Quds chịu trách nhiệm cho các hoạt động của IRGC bên ngoài lãnh thổ Iran như tuyển dụng và đào tạo lực lượng để chiến đấu chống lại Mỹ tại các quốc gia khác ở Trung Đông. Washington tuyên bố, Lực lượng Quds chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công khủng bố cấp cao trong khu vực, bao gồm cả việc giết chết 5 lính Mỹ ở Karbala vào năm 2007, do đó, Mỹ đã chỉ định IRGC là một tổ chức khủng bố.

Trong nhiều tháng qua, Tehran đã bắn hạ một máy bay không người lái giám sát của Mỹ trên eo biển Hormuz, bắt giữ một tàu chở dầu của Anh và ném bom cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Saudi Arabia. Vào ngày 27-12, Kataeb Hezbollah giết một nhà thầu Mỹ và khiến một số thành viên quân đội Mỹ và Iraq bị thương trong một cuộc tấn công bằng tên lửa gần căn cứ của Washington ở tỉnh Kirkuk. Sau đó, đại sứ quán Mỹ tại Baghdad đã tấn công nhằm phản đối cuộc không kích của Mỹ trước đó nhằm đáp trả lại vụ việc trên từ Iran. Và trong một tuyên bố do Lầu Năm Góc đưa ra, lời biện minh cho việc sát hại tướng Soleimani là ông đã lên kế hoạch tấn công các nhà ngoại giao và cơ quan dịch vụ Mỹ ở Iraq và trên toàn khu vực và rằng, vụ tấn công chỉ là hành động tự vệ từ phía Mỹ.

Vai trò của tướng Soleimani

Vấn đề quan trọng ở đây là vị thế của tướng Soleimani. Một mặt, Mỹ đã chỉ định IRGC là một tổ chức khủng bố, động thái cho phép Washington giết tướng Soleimani theo Luật Ủy quyền sử dụng lực lượng quân sự (AUMF) năm 2001. Nhưng AUMF gắn liền với các cuộc tấn công khủng bố 11-9, vì vậy căn cứ vào tính hợp pháp của cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào việc này là quá sơ sài. Điều quan tâm ở đây là tướng Soleimani là thành viên của quân đội của một quốc gia thành viên LHQ. Do đó,  Mỹ đã tuyên bố ông Soleimani là nhân vật đứng sau phát triển các kế hoạch khủng bố, ngụ ý rằng, lý do đằng sau vụ giết người đó là sử dụng vũ lực một cách hợp pháp - để tự vệ - chống lại Iran. Theo giới phân tích, với những hành động của Iran trong nhiều tháng qua, lời giải thích này có vẻ hợp lý hơn.

Ý nghĩa chiến lược

Trong khi thế giới vẫn đang tranh cãi về tính hợp pháp của cuộc tấn công của Mỹ, thì ý nghĩa chiến lược của nó có vẻ rõ ràng hơn. Có vẻ như cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ nhằm giết tướng Soleimani được thực hiện mà không tham khảo ý kiến của các đồng minh. Thật vậy, một số cơ quan báo chí đã báo cáo rằng, các thành viên của Bộ Quốc phòng Mỹ đã bị mất cảnh giác bởi Tổng thống Trump quyết định quá bất ngờ. Điều này thật sự rất đáng lo ngại với các đồng minh của Mỹ. Một trong những đồng minh đó, Canada, đã đình chỉ các hoạt động quân sự của họ ở Iraq sau vụ việc. Các cuộc tấn công tên lửa của người Iran vào căn cứ không quân Ain al-Asad ở phía tây tỉnh Anbar của Iraq và một căn cứ ở Erbib không khiến bất kỳ nhân viên phục vụ nào của Mỹ thiệt mạng - rất có thể là do “đã nằm trong kế hoạch”. Như nội dung cuộc họp báo của ông Trump 1 ngày sau các cuộc tấn công tên lửa của Iran cho thấy, điều này cho phép Mỹ “giảm nhẹ” tình hình trong khi vẫn có thể tuyên bố chiến thắng.

KHẢ ANH