Mẹ Thứ- dâng trọn một cuộc đời
(Cadn.com.vn) - Tháng 7. Những cánh đồng Điện Thắng (Điện Bàn, Quảng
Tôi tự hỏi nghị lực nào giúp mẹ Thứ vượt qua bao nỗi đau tột cùng khi mất các con? Mang nặng đẻ đau bao lần, Mẹ phải để tang hết đứa này chưa được bao lâu đã hay tin đứa khác hy sinh. Vậy mà Mẹ vẫn sống vững chãi như cây cổ thụ – 106 tuổi. Phải chăng là Mẹ sống thay phần các con, để giờ đây khi mẹ – con đoàn tụ ở một cõi xa xăm nào đó, Mẹ có thể tự hào rằng xương máu của các con đã hóa thân thành sự đổi thay tươi đẹp của quê hương, của đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất...
Cách đây 15 năm, khi chập chững vào nghề báo, tôi cùng chị đồng nghiệp Kim Hoa đã về đây thăm Mẹ Thứ. So với ngày ấy, ngôi nhà Mẹ giờ đã khang trang, khác xưa nhiều lắm. Duy có cây vú sữa, giếng nước, cây mận và mấy gốc mít vẫn còn nguyên. Bước lên bậc thềm cao để vào gian nhà chính- nơi thờ tự của gia đình, tôi xúc động khi thấy di ảnh Mẹ đặt ngay chỗ ngày xưa là chiếc giường Mẹ nằm. Đôi mắt Mẹ thật thanh thản.
Trong ảnh: Thượng tướng Lê Thế Tiệm, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng,
nguyên Thứ trưởng Bộ CA trong một lần đến thăm Mẹ Nguyễn Thị Thứ.
Ngày ấy, về gặp Mẹ để viết bài chỉ là cái cớ, mục đích chính của chúng tôi là muốn gặp Mẹ- nhân vật trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, điêu khắc- là để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình dị nhưng cũng rất đỗi anh hùng. Tôi còn nhớ hôm ấy Mẹ ngồi trên chiếc giường, phía bên trên là những tấm bằng Tổ quốc ghi công. Hơn 90 tuổi, nhưng trông Mẹ vẫn đẹp! Một vẻ đẹp khó diễn đạt bằng lời. Nhìn mẹ, tôi như được nhìn thấy vẻ đẹp của người phụ nữ Việt
Chúng tôi, người chải tóc, người xoa lưng Mẹ và hỏi: “Bà ơi! Ngày xưa, bà là hoa khôi ở xóm Rừng này phải không?”. Mẹ cười, trả lời rất... Quảng: “Tao có biết chi mô mà hoa với chẳng khôi...”. Hình như với mẹ, điều đó không quan trọng, mà đức hạnh, sự hy sinh, biết chịu thương, chịu khó mới là nét đẹp của người phụ nữ Việt
Tôi tự hỏi, nghị lực nào giúp Mẹ Thứ vượt qua được nỗi đau tột cùng khi mất các con?... Mang nặng đẻ đau bao lần, mẹ phải để tang đứa này chưa được bao lâu, đã hay tin đứa khác hy sinh. Vậy mà mẹ vẫn sống vững chãi như cây cổ thụ - 106 tuổi. Mẹ sống thay phần các con, để nhìn thấy sự đổi thay tươi đẹp của một đất nước Việt
Nhà mẹ, chừ vợ chồng đứa cháu trai ở để thờ tự, hương khói. Anh là thợ may nên trên nền nhà, vải chất đầy. Vợ chồng anh ra xã có việc, nhờ bà ngoại vào trông giúp 2 con trai còn nhỏ. Nghe lời bà ngoại, cậu bé Hồng Nhân (HS lớp 3) nhanh nhẹn chạy vào nhà lục tủ lấy các di vật liên quan đến cố nội ra cho tôi xem. Các di vật liên quan đến cuộc đời của Mẹ là chiếc khăn rằn miền
Tượng đài Bà mẹ VNAH tại Quảng Nam lấy nguyên mẫu Mẹ Thứ. Ảnh: T.L
Tôi nghe sống mũi mình cay cay! Lật những trang viết mà người dân từ mọi miền đất nước về đây thăm Mẹ khi còn sống cho đến lúc quy tịch, tôi xúc động khi đọc những dòng chữ của Dương Hiệp- PV Báo Hà Nội mới Tin Chiều- viết ngày 23-3-2005: “Con ngồi bên Mẹ lặng im. Nhìn Mẹ thật lâu để ngắm thật nhiều. Có lẽ, tuổi con còn trẻ để hiểu thế nào là chiến tranh, là những khắc nghiệt mà những người như Mẹ đã vượt qua cho chúng con ngày hôm nay. Cảm ơn Mẹ thật nhiều. Thật lòng con đã khóc!...”. Ở một trang khác, ngày 13-2-2008 ghi: “Con Nguyễn Đắc Kỷ từ Lạng Sơn vào thăm sức khỏe Cụ. Năm mới, chúc Cụ cùng gia đình sức khỏe. Chúc Cụ trường thọ cùng thời gian...”. Chợt nhớ đến lời anh Trần Xiêm-Trưởng Ban Văn hóa xã hội xã Điện Thắng Trung- cho biết, xã đang lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Quảng
Trước khi rời khỏi xóm Rừng, tôi sang thăm Mẹ Lê Thị Trị. Mẹ Trị giờ đã không thể đi lại được do vết thương bị địch tra tấn ngày xưa tái phát. Mẹ ngồi trên chiếc giường nhỏ, gióng mắt nhìn mông lung sang khu vườn nhà Mẹ Thứ. Mẹ Trị chẳng nói gì với tôi nhiều. Bao nhiêu năm sau ngày chiến tranh kết thúc, trong ngôi nhà ấy, 2 người đàn bà: một mẹ, một con thui thủi với nhau lúc sớm chiều. Giờ Mẹ Thứ đã đi xa, để lại trong Mẹ Trị sự trống vắng đến thảng thốt. Mẹ Trị nói với tôi, giọng còn rành mạch lắm: “Từ ngày Mẹ mất, tôi cũng thần hồn nát thần tính. Chẳng nhớ được cái chi... hết trơn...”.
Tháng 7. Tháng tri ân với những con người đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Trong Nghĩa trang Liệt sĩ H. Điện Bàn, nơi Mẹ yên nghỉ bên các con nghi ngút khói hương. Đứng lặng yên bên mộ Mẹ, tôi lại nghĩ về cuộc đời Mẹ đã đi qua!
Tùy bút: P.Thủy