Báo Công An Đà Nẵng

Mỹ vẫn là cường quốc số 1?

Thứ năm, 12/06/2014 08:59

(Cadn.com.vn) - Gần đây, các nhà theo dõi chính sách đối ngoại bị cuốn vào vòng xoáy điên cuồng các cuộc tranh cãi về việc liệu Mỹ có tiếp tục đóng vai trò của nhà lãnh đạo toàn cầu hay không, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang nổi lên như một quốc gia hung hăng.

Tổng thống Obama nêu rõ các tình thế khó khăn của Mỹ trong tuyên bố: "Câu hỏi chúng ta phải đối mặt hiện nay không phải là liệu Mỹ có dẫn đầu thế giới hay không mà là liệu chúng ta phải làm thế nào để duy trì vị thế này".

Câu hỏi này cũng phản ánh hiện trạng thế giới hiện nay. Người ta gọi đây là thời đại của "phức tạp kép", định nghĩa khi môi trường nơi mà những thách thức phát triển theo cấp số nhân cho các nhà hoạch định chính sách chứ không phải chỉ đơn giản là bổ sung như xu hướng tương tác với nhau.

Tuy nhiên, trên thực tế, Mỹ không hề suy giảm quyền lực và sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới. Điều quan trọng là Nhà Trắng cần phải định hình lại hoàn toàn cách thức đáp ứng với những thách thức hiện nay, đặc biệt là phương pháp tiếp cận chính sách đối ngoại truyền thống không còn tạo ra các kết quả tương tự.

Đầu tiên, cường quốc số 1 này phải đối phó với một sự đa dạng ngày càng tăng của các đối thủ mới nổi. Vậy nên Mỹ phải quản lý sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh vốn có thể làm suy yếu sự ổn định toàn cầu ngay cả khi phải bận giải quyết các vấn đề trong nước.

Thứ hai, rất nhiều những đối thủ mới đang sử dụng chiến thuật không đối xứng để ngăn chặn lợi thế quân sự thông thường của Mỹ như tên lửa chống tàu của Trung Quốc... Các chiến thuật bao gồm khủng bố và nổi dậy, cũng như các loại chiến lược ép buộc mà Trung Quốc đang sử dụng ở biển Đông và biển Hoa Đông. Và Mỹ cần có động thái mạnh hơn.

Thứ ba, mạng lưới rộng lớn các đồng minh của Mỹ và đối tác đang rất căng thẳng. Đúc lại những mối quan hệ này và làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn cầu là cần thiết để duy trì sự lãnh đạo của Mỹ.

Thứ tư, ranh giới giữa chính sách trong nước và ngoài nước đã bị mờ. Chi phí chiến tranh khủng ở Iraq và Afghanistan, kết hợp với cuộc khủng hoảng tài chính, tăng nợ liên bang và bế tắc đảng phái, làm giảm đi sức mạnh của Mỹ trong cả hai lĩnh vực. Các nhà hoạch định chính sách cần có tiến trình phản ánh các mô hình mà các hoạt động ở ngoài nước nhận được sự ủng hộ ở trong nước và  ngược lại.

Đáp ứng những thách thức này sẽ khó khăn, và đòi hỏi Mỹ cần hồi sinh và làm mới những công cụ nghệ thuật quản lý nhà nước bên cạnh chiến lược được cập nhật mỗi ngày.

Thanh Văn