Báo Công An Đà Nẵng

Nghệ thuật lắng nghe

Thứ ba, 13/03/2018 13:37

Mỹ và Triều Tiên thiết lập được những thế mạnh của họ và tất nhiên cũng có những nhượng bộ nhỏ để sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong-un. Bây giờ, có lẽ, điều họ cần là sự tương tác cá nhân để xây dựng sự tin tưởng. Và quá trình này cần thực hiện từng bước một.

Trong lịch sử ngoại giao, chưa bao giờ có một cái gì đó như thế này: Trong năm qua, Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không ngừng chỉ trích lẫn nhau, gọi nhau với những từ ngữ rất khó nghe; sau đó bất ngờ vào ngày 8-3, họ kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh. Chỉ trong 1 năm, hai nhà lãnh đạo đã quay ngoắt 180 độ mọi chuyện.

Thay vì đối đầu bằng quân đội, họ đã nhất trí đối mặt trên bàn đối thoại.  Nhưng mọi chuyện cũng mới chỉ bắt đầu. Bởi mỗi bên cần những khoảnh khắc để đo lường sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Họ cần phải xô đổ khuôn mẫu. Họ phải lắng nghe thật cẩn thận để đi đến một mục tiêu lịch sử.

Thông thường, để đi đến các hội nghị thượng đỉnh lịch sử như thế này, các bên sẽ có những nhượng bộ không nhỏ. Bình Nhưỡng đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng để phi hạt nhân hóa, sẽ không thử nghiệm hạt nhân hoặc tên lửa nữa và chấp nhận rằng các cuộc tập trận chung hàng năm của Hàn Quốc và Mỹ sẽ diễn ra vào mùa xuân này. Đối với Mỹ, họ chỉ đơn giản chấp nhận mong muốn lâu nay của Triều Tiên - được đối xử bình đẳng trong một hội nghị thượng đỉnh. Washington từng định tặng Bình Nhưỡng món quà như vậy vào năm 2000. Một vị tướng hàng đầu của Triều Tiên đến Nhà Trắng năm đó, và sau đó, Ngoại trưởng Madeleine Albright thăm Chủ tịch Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng. Nhưng vào phút chót, Tổng thống Bill Clinton lúc đó, ngay trước khi rời Nhà Trắng, quyết định không theo đuổi một hội nghị thượng đỉnh.

Kế hoạch cho một Hội nghị Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong-un được nói đến lần này dễ dàng hơn bởi ông Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ gặp nhau một tháng trước đó. Trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và cuộc chiến ở hai miền Triều Tiên cho đến nay, vấn đề thực sự chia cách là sự chia rẽ của người dân Hàn Quốc.

Trung Quốc và Mỹ, vì tất cả những ảnh hưởng của họ, phải đợi sự hòa giải đó. Mỗi bên trong cuộc họp Mỹ-Triều này có thể tin rằng, họ đang đàm phán từ thế mạnh của mình. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có vũ khí hạt nhân với tên lửa để mang đầu đạn hạt nhân có thể tấn công vùng lãnh thổ của Mỹ. Ông Trump nhìn thấy chiến dịch “áp lực tối đa” của ông về các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng cùng với những dấu hiệu tấn công tàng hình đối với các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.

Tuy nhiên, đứng từ những quan điểm cứng rắn như vậy sẽ khó thành công. Mỹ sẽ giúp khôi phục lại nền kinh tế đang trầm lắng của Triều Tiên? Liệu Mỹ muốn thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng?...Công việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh này phải thu hẹp những câu hỏi như vậy thì sau đó, ông Trump và Kim có thể cùng nhau chăm chỉ xây dựng mối quan hệ tin cậy và mở ra tương lai tốt đẹp.

Hiện, thế giới sẽ lắng nghe họ thấu cảm lẫn nhau đến mức nào.

THANH VĂN