Báo Công An Đà Nẵng

Những bài học từ bầu cử Quốc hội Châu Âu

Thứ sáu, 31/05/2019 07:04

Nếu như các cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu luôn được xem là một “liều thuốc giảm đau”, cuộc bầu cử năm 2019 lại hoàn toàn khác. Đây là cuộc bầu cử mang lại một thông điệp mâu thuẫn và đầy bất trắc. Và chính nó cho thấy nhiều vấn đề cần nhìn lại của Liên minh Châu Âu (EU).

Thứ nhất, EU vẫn luôn tồn tại. Kể từ sau cuộc khủng hoảng nợ bùng nổ vào năm 2009, các nước Châu Âu đã quá quen với những cuộc khủng hoảng và xem nó như một cái mặc nhiên phải đối mặt, chỉ khác là tại những thời điểm quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn khủng hoảng, EU vẫn tồn tại. Có lẽ vì thực tế này, những người theo chủ nghĩa dân tộc và “chủ nghĩa hoài nghi EU” đang kêu gọi cuộc cải cách không xác định của EU, thay vì ủng hộ khối tan rã. Tất nhiên, cuộc chiến không kết thúc. Nếu EU không còn đối mặt với nguy cơ sụp đổ, nó vẫn có nguy cơ bị bỏ trống và trở nên khó kiểm soát do chính trị dân tộc chủ nghĩa.

Thứ hai, tất cả nền chính trị ở Châu Âu mang tính  chất địa phương. Đây có thể là cuộc bầu cử “mang tính Châu Âu nhất” cho đến nay. Sự phân chia chính trị ngày càng gay gắt hơn giữa chủ nghĩa dân tộc và triển vọng thân EU là một điều được nhìn thấy rõ trên khắp lục địa này, cũng như những thách thức chính sách nhạy cảm, như vấn đề nhập cư. Đó là lý do các nhân vật chính trị cấp cao như ông Matteo Salvini ở Italia, bà Marine Le Pen ở Pháp và ông Guy Verhofstadt ở Bỉ - đã tham gia các chiến dịch bầu cử ở bên ngoài nước họ. Và họ đã chiến thắng.

Thứ ba, không xoa dịu chủ nghĩa dân túy. Sự sụp đổ của liên minh chính trị ở Áo và việc Thủ tướng Anh Theresa May từ chức, cho thấy sự nguy hiểm của chính sách “không có kẻ thù bên cánh hữu” của nhiều đảng bảo thủ. Les Républicains ở Pháp gần như không thể phân biệt được sự trỗi dậy của đảng quốc gia cực hữu của bà Le Pen, nhưng sự chuyển hướng của nó đối với chủ nghĩa cực đoan chỉ chiếm hơn 8% số phiếu phổ biến. Bài học cho quyền lực trung tâm của Châu Âu là cần có những nỗ lực thỏa hiệp với phe cực hữu.

Thứ tư là “rạp xiếc” Brexit phải kết thúc. 3 năm sau khi bỏ phiếu rời khỏi EU, Anh vẫn đang luẩn quẩn tìm lối thoát cho vấn đề này. Chính trị Anh vẫn trong tình trạng hỗn loạn, và không có tầm nhìn khả thi về Brexit. Chính sách mở rộng liên tục cũng không giúp được gì; hoãn ngày rời đi chỉ làm xáo trộn mà người Anh buộc phải đánh đổi. Nước Anh đang chờ một nhà lãnh đạo mới, có thể chèo lái con thuyền Brexit đi đúng hướng. Nhưng đây là vấn đề không hề dễ dàng.

THANH VĂN