Báo Công An Đà Nẵng

Những điểm nóng và làn gió mát

Thứ năm, 20/10/2016 10:40

(Cadn.com.vn) - Bạo lực mới nhất giữa hai quốc gia láng giềng Ấn Độ-Pakistan, cùng với hành động gây lo ngại của Triều Tiên về vấn đề hạt nhân và những yêu sách chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Đông làm bùng lên những điểm nóng khó giải quyết ở Châu Á.

Ấn Độ và Pakistan, từng trải qua 4 cuộc chiến tranh, và dường như đang trên bờ vực của một cuộc chiến lần 5. Hàng loạt vụ đấu súng quyết liệt giữa hai bên ở khu vực Kashmir đã kích hoạt bản năng chủ nghĩa dân tộc giữa hai bên, nguy cơ dẫn đến cuộc xung đột rộng lớn hơn. Tuy nhiên, điều bất ngờ là các nhà lãnh đạo hai nước cho đến nay đều đang kiềm chế. Câu hỏi đặt ra là nếu họ có thể giải quyết tình trạng chiến tranh như thế, đó có thể được xem là bài học cho các nước trong nỗ lực gìn giữ hòa bình thế giới hay không?

Ấn Độ-Pakistan hiện chỉ là một trong 3 điểm nóng ở Châu Á vốn cần sự chú ý của thế giới, nhưng được xem là một điểm đáng để học theo. Thực tế, căng thẳng leo thang do các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã buộc Hàn Quốc và Nhật Bản để nâng cao phản ứng quân sự. Và yêu sách chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Đông cũng có nguy cơ gây chạm trán với Hải quân Mỹ hoặc với các đồng minh của Washington ở Châu Á. Cả 3 tình huống đều cho thấy nguy cơ xung đột đang hiển hiện.

Nhưng điều gì khiến các quốc gia Châu Á phải đắn đo suy nghĩ về hậu quả  trước khi đưa ra những quyết định mạnh mẽ? Đó là nguy cơ chiến tranh vũ khí hạt nhân. Ấn Độ-Pakistan là hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân quy mô lớn ở  Châu Á. Nhưng trên thực tế, Pakistan-Ấn Độ vẫn nỗ lực kiềm chế các hoạt động ở Kashmir không vượt quá “giới hạn đỏ” này. Hiện thực này chính là hiện thân cho nguyện vọng duy trì hòa bình ở Châu Á và có thể xem đây là công cụ cải tiến để xoa dịu các điểm nóng.

Bởi lẽ, với việc chiếm một nửa dân số thế giới, một cuộc chiến tranh bùng nổ ở khắp Châu Á theo kiểu Thế chiến II sẽ gây ra hậu quả thảm khốc không thể lường trước.

Thanh Văn