Những nền văn minh Châu Á bị đánh mất
(Cadn.com.vn) - Các nước Châu Á cần chú trọng hơn đến việc bảo vệ di sản văn hóa vô giá trong bối cảnh đã có những lo ngại về "những nền văn minh bị đánh mất" ở khu vực này.
Việc các chiến binh cực đoan IS phá hủy các cổ vật ở Syria, Iraq, và các nơi khác đang nhắc nhở người dân Châu Á về tầm quan trọng của các cổ vật, các nghiên cứu khảo cổ và vai trò của nó trong sự hiểu biết về lịch sử và văn hóa, và sự cần thiết phải bảo quản.
Trên thực tế, nhiều khu vực trên khắp thế giới, bên ngoài Bắc Mỹ và Châu Âu cần phải làm công việc tốt hơn: giữ gìn và tiếp thị di tích lịch sử, tất cả trong số đó đang dần bị phân hủy do thiếu kinh phí. Những vấn đề tài trợ chi phí tái thiết hay làm mới các di tích bị bỏ quên do thiếu chiến lược marketing và sự quan tâm chu đáo.
Chẳng hạn, hầu hết các du khách đến Ấn Độ sẽ chỉ nhìn thấy một vài di tích lịch sử ở New Delhi, Rajasthan, và đền Taj Mahal ở Agra. Tuy nhiên, các tiểu lục địa khác lại là nhà của hàng ngàn di tích hấp dẫn, pháo đài, cung điện, và các tòa nhà tôn giáo dù nhiều trong số đó đang bị bỏ quên. Điều này ngược lại với sự chăm sóc yêu thương của người Châu Âu đối với rất nhiều lâu đài và nhà thờ lớn.
Trong khi các nền văn minh chính và hiện vật của Nam Á, Trung Á và Trung Đông nổi tiếng trong giới học giả và xã hội chính thống (ví dụ, người Babylon, người Ai Cập, các nền văn minh Indus...), có rất nhiều người thật sự ngạc nhiên khi thấy chúng không được biết đến nhiều như những đền thờ hay lâu đài nhỏ ở Châu Âu.
Có lẽ thái độ dửng dưng với lịch sử, với sự bảo quản và tiếp thị đã khiến những di tích quan trọng đang dần biến mất. Có thể, việc khuyến khích du lịch và sự chú ý của giới khảo cổ học cũng sẽ khiến người dân địa phương vui mừng và cởi mở hơn trong việc bảo tồn các khu vực di tích.
Nó cũng có thể thấm nhuần vào con người một niềm tự hào về quá khứ của riêng địa phương họ, thay vì nhìn thấy các di tích cổ chỉ là công việc của giới lãnh đạo. Điều quan trọng, sau đó, là làm sáng tỏ, viết và nói về di tích lịch sử trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là ở những nơi mà họ phải đối mặt với sự lãng quên nhất.
Và đặc biệt là các quốc gia Nam Á và Trung Á cần phải làm tốt hơn ở việc bảo tồn, khôi phục, và nghiên cứu di tích lịch sử và khảo cổ học. Tuy nhiên, việc chính phủ thờ ơ cũng là một phần của vấn đề. Bởi mọi người cần biết về một nơi trước khi họ mong muốn đến thăm nơi đó.
Thanh Văn