Những “trung thần” trong bóng đá
Có thể nói sau Raul Gonzalez và thủ môn Iker Casillas Modric là một “trung thần” của đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha, biểu tượng của lòng trung thành tuyệt vời với CLB cho mình trên tuổi, đứng vào hàng ngũ của Ryan Giggs (MU), Paolo Maldini (AC Milan), Francesco Totti (Roma), Carles Puyol (Barca), Steven Gerrard (Liverpool), nhưng người cống hiến cả sự nghiệp đỉnh cao cho một đội bóng. Thế giới ghi danh họ, không chỉ vì danh hiệu mà bởi hai chữ “tận trung”.
Song còn một dạng “trung thần”, nhưng lại là câu chuyện khác. Đơn cử, Barcelona đang buộc phải tìm cách cải thiện đội hình, vậy nhưng những “công thần”lại không ai chịu rời đi, khi vẫn còn hợp đồng. Người ta còn nhớ vụ Frenkie de Jong nhất quyết từ chối sang MU vào mùa hè 2022 bất chấp chủ tịch Joan Laporta chỉ thiếu nước xin xỏ. Hè này, lại đến Ansu Fati và người đại diện Jorge Mendes không có kế hoạch rời khỏi Camp Nou, dù chỉ trong ý nghĩ. Ferran Torres, Raphinha cũng vậy, thề “một tấc không đi, một li không rời”.
Cũng có thể, có cái tên cứng đầu, không chịu "bàn giao mặt bằng", nhưng có trường hợp bị thị trường ngó lơ. Không CLB nào muốn “treo” các cầu thủ, nhất là các ngôi sao một thời họ đưa về với cái giá cao ngất ngưởng, lại còn trả lương khủng dạng “thâm niên”. Và như thế, nhiều CLB sống dở chết dở với những “trung thần”. Và có lẽ, sự ra đi của Benzema hay Messi ở Real hay Barca trước đây, không nên gán cho họ tội danh “phản bội”, thậm chí phải đánh giá theo chiều ngược lại?
S.T