Nước về biển cả, sông núi còn đây...
(Cadn.com.vn) - LTS - Trong những ngày này, đất nước Việt Nam chúng ta đang kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Hơn lúc nào hết chúng ta càng cảm nhận rõ ràng hơn, tình yêu thương vô bờ bến Bác để lại cho chúng ta, thể hiện trong Di chúc đã soi đường chỉ lối cho dân tộc ta, Đảng ta, nhân dân ta giương cao ngọn cờ bách chiến bách thắng vươn đến những đỉnh cao của thời đại để sánh vai cùng các cường quốc trong khu vực cũng như trên thế giới như mong mỏi trước lúc đi xa của Người… 40 năm qua, kể từ ngày “Bác Hồ đi gặp các cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, người dân đất Việt vẫn không nguôi thương nhớ Người…
Trong dịp này, Báo Công an TP Đà Nẵng xin giới thiệu cùng bạn đọc tùy bút "Nước về biển cả, sông núi còn đây" của Nhà văn Lưu Quý Kỳ (trích trong tác phẩm Nước về biển cả của ông), viết vào thời điểm Bác Hồ “về bên kia bầu trời” tháng 9 -1969. Bài viết đã nói hộ tấm lòng và sự quyết tâm làm theo Di chúc của Bác của hàng triệu triệu con người Việt
Tôi đã cầu mong, mơ ước, tin chắc và chờ đợi ngày Nam Bắc một nhà, quây quần quanh Bác, hát bài “KếT đoàn” theo nhịp tay của Bác.
... Tôi hơi choáng váng khi nghe người chị miền
* Nhà văn Lưu Quý Kỳ (bút danh khác: Thanh Vệ), sinh ngày 31- 10 -1919 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Mất ngày 1-8-1982. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ ngày mừng Bác thọ 70, hầu như mọi người Việt
Lưu Quý Kỳ sớm tham gia hoạt động cách mạng, đặc biệt là trên lĩnh vực báo chí từ thời Mặt trận Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ông chuyên viết về các thể tùy bút, bút ký, chính luận. Tác phẩm đã xuất bản: Bài thơ Nam Bộ (thơ, 1950); Tác phong văn nghệ nhân dân (lý luận, 1951); Miền Nam yêu quý (bút ký, 1955); Thực tiễn văn nghệ kháng chiến Nam Bộ (bình luận văn học, 1958); Phút im lặng (bút ký, 1961); Nước về biển cả (tùy bút 1972).
- Thưa Bác, năm nay, Bác bảy mươi chín!
- Thế thì còn đến 21 năm nữa, Bác mới được trăm tuổi. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh Mỹ 5, 10, 20 năm, chứ có bao giờ Bác nói 21 năm đâu? Nếu 20 năm nữa mà ta thắng Mỹ thì Bác cũng còn một năm để vào
Tôi vui với câu trả lời của Bác. Nhưng nước mắt tôi trào ra. Tôi hết giận chị tôi. Nhưng mối lo mà mọi người muốn quên đi, cứ lảng vảng trong tâm trí tôi.
Cho đến ngày mồng hai tháng chín năm nay... Nha Khí tượng phát đi một thông báo khô khan như thường lệ: “Cơn bão số 3 đã hình thành giữa kinh độ X vĩ độ Y”. Trời trở nên oi bức. Độ ẩm tăng lên. Ông bà ta thường gọi hiện tượng này là “trở trời”. Mà “trở trời” thì những người già yếu “trở bệnh”. Tối hôm mồng một, không thấy Bác dự mít-tinh mừng Quốc khánh, người dân Thủ đô càng cảm thấy oi bức hơn. Chưa có thông báo chính thức nào về sức khỏe của Bác, nhưng bao nhiêu người đã cảm thấy Bác mệt nhiều. Làm sao mà người dân Việt
Một người mà cả dân tộc ta đã tự nguyện nhận là lãnh tụ cao nhất của mình, là người Thầy, người Bác kính yêu nhất của mình! Trong từng mảnh ruộng, từng ngôi nhà, từng ngọn rau, từng bát cơm hằng ngày của ta, cũng như trong từng đứa con ta đi học ở trường, từng viên thuốc ta uống khi có bệnh, cho đến từng chiếc máy bay Việt Nam bay trên trời, từng chiếc tàu chiến Việt Nam chạy ngoài biển, từng khẩu súng lớn Việt Nam đang nhả đạn vào quân thù... đều có một phần tim óc của Bác. Bác với dân, với Đảng ta, như máu và thịt. Máu chảy ruột mềm.
Không biết ở đâu phát ra mà từng nhóm người tụ tập ở thủ đô đều kể lại cho nhau nghe câu chuyện sau đây: “Trên giường bệnh, Bác hỏi một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng:
- “Trong
- Thưa Bác, anh em trong ấy đang đánh tốt lắm.
- Quốc khánh năm nay, có đốt pháo hoa cho đồng bào vui không?”.
Chao ôi! Sắp thở hơi cuối cùng, Bác còn nghĩ đến miền Nam, đến hạnh phúc và niềm vui của đồng bào miền Bắc, ai nghe mà không cảm thấy thương mến Bác đến quặn đau từng đoạn ruột!
Thế mà... sáng sớm ngày 4-9 - buổi sáng ác độc làm sao! – Đài Phát thanh Tiếng nói Việt
Nhân dân cả nước chưa hoàn thành sớm hơn sự nghiệp giải phóng miền
Không ai bảo ai, công nhân đến xí nghiệp sớm hơn; nông dân ra đồng sớm hơn. Cô bán hàng lặng lẽ trao nhanh hàng cho người mua, đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng. Người trí thức trầm ngâm, nghiền ngẫm trong phòng thí nghiệm.
Đã thương yêu nhau, cả nước càng thương yêu nhau hơn. Một quả tim ngừng đập, triệu triệu quả tim khác đập nhanh: Bác Hồ sống mãi!
Ngày và đêm, dòng người lặng lẽ nối tiếp nhau vào HộI trường Ba Đình, tiễn đưa Bác. Nhưng Bác đi đâu? Bác sẽ đến đâu? Suốt mấy đêm thức trắng và năm phút túc trực bên linh cữu Bác, tôi vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho đúng với thực tế, hợp với tình cảm của chúng ta.
- Bác “từ trần” ư?
- Không! Bác có muốn từ giã cõi trần này đâu! Và trần gian này có cho Bác từ giã đâu! Cõi trần này đã thay đổi từng năm tháng với công lao của Bác và của dân tộc ta. Ách thống trị Nhật-Pháp đổ nhào. Chính quyền nhân dân thành lập. Cờ Điện Biên Phủ tung bay. Trên miền Bắc, kiếp sống tôi đòi, trâu ngựa chỉ còn trong quá khứ. Nhà máy mọc lên. Cánh đồng năm tấn mở rộng. Người mù chữ trở thành người đọc thông viết thạo. Mảnh áo lành, bát cơm đầy đến cả những nơi hẻo lánh. Hoa vào nhà người xưa kia nghèo.
Lao động trở nên quen thuộc với người xưa kia ăn bám. Miền
- Bác “nằm xuống” ư?
- Không, Bác có “nằm xuống” đâu? Bác đứng lên đấy chứ! Tư tưởng Bác đang vươn lên, đang tỏa ra. Bao nhiêu người đang nhắc lại tư tưởng vĩ đại của Bác: “Không gì quý hơn độc lập, tự do”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công!”, “Trung với nước, hiếu với dân”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Bác đang đứng lên, cao hơn bao giờ hết. Và hơn bao giờ hết, số người đứng lên theo Bác đông đảo hơn, quyết tâm hơn.
- Bác “mất đi” ư?
- Không, chúng ta có “mất” Bác đâu! Bác với dân tộc ta, với Đảng ta, với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, với cách mạng XHCN là một, không thể tách rời. Dân tộc ta lớn lên, Đảng ta vững mạnh, cách mạng đang tiến tới, làm sao mà nói là Bác mất đi! Nhân dân ta, nhân dân thế giới vẫn còn tìm thấy bác, gặp được Bác trong hành động cách mạng, trong lòng căm thù đế quốc, trong tình thương yêu già trẻ, gái trai... Mọi người còn gặp Bác trong những phút khó khăn gian khổ trong những giờ thắng lợi huy hoàng.
- Bác “qua đời” ư?
- Không, đời Bác đã qua đâu! Thế hệ Hồ Chí Minh mới bắt đầu. Thời đại Hồ Chí Minh đang tiến bước. Cuộc đấu tranh chống thực dân cũ và mới còn tiếp diễn. Cách mạng XHCN sẽ thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới.
- Bác lên “thiên đường”, Bác về “tiên cảnh” ư?
- Không! Đối với Bác, thiên đường nào bằng thiên đường ở ngay trên mặt đất này, nơi đang có đấu tranh, nơi đang nở hoa thắng lợi. Hạnh phúc nào to hơn hạnh phúc đánh bại quân thù, xây dựng đời sống ấm no cho nhân dân. Tiên cảnh nào đẹp bằng non sông đất nước Việt Nam ta, nơi có bao núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, quanh năm đầy hoa và ánh sáng; nơi mà mỗi hòn đá, mỗi nhịp cầu, mỗi con đường, mỗi bờ ruộng đều thấm mồ hôi lao động và máu đào của ông bà ta bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước! Lẽ nào Bác đi tìm một “thiên đường”, một “tiên cảnh” nào trừu tượng xa xôi:
-Thế thì Bác đi đâu mà vĩnh biệt chúng ta.
Cho đến khi đồng chí Lê Duẩn đọc lời Di chúc của Bác, chúng ta mới có câu trả lời.
Bác nói: Bác đi gặp cụ Các-Mác, cụ Lê-nin và các bậc cách mạng đàn anh khác.
Bác nói cho chúng ta vui. Bác nói cho chúng ta khỏi buồn. Nhưng chúng ta hiểu được một sự thật. Bác vĩnh biệt chúng ta để đi vào cõi tuyệt đối. Với 31 triệu đồng bào ta, Hồ Chí Minh là chân lý.
![]() |
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, đại biểu các tầng lớp nhân dân các địa phương và Đoàn đại biểu nhân dân miền Nam đã về thủ đô chịu tang Người. Dự lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có 32 đoàn đại biểu quốc tế. |
***
Hiện tại vừa lắng xuống, cả quá khứ trỗi dậy rực lên. Tương lai mở ra như một con đường sẵn có, từ nay thẳng tắp.
Khi chúng ta kéo nhau hàng chục vạn người đến Quảng trường Ba Đình ngày 9-9 để tiễn đưa người anh hùng đã làm rạng rỡ non sông ta, không một ai muốn rời khỏi quảng trường mặc dù buổi lễ đã chấm dứt. Mọi người đều chờ đợi một bài “KếT đoàn”, một nụ cười trìu mến, một câu hỏi đanh thép: “Đồng bào có quyết thắng không?” – Các cháu thiếu nhi chờ để chạy ùa vào ôm chầm lấy Bác.
Hình như Bác đang hỏi: "Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?", 24 năm rồi mà câu hỏi của Người còn dư âm ấm áp ở quảng trường lịch sử này.
Gần 30 năm rồi, dân ta cũng chưa quên lời của Cụ Nguyễn Ái Quốc, kêu gọi chúng ta vùng lên dưới lá cờ Việt Minh.
Gần 40 năm rồi mà chúng ta vẫn cứ mường tượng Người ngồi giữa cuộc họp các nhóm cách mạng chân chính, kết lại thành một Đảng vô địch của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các dân tộc Đông Dương.
Gần 50 năm rồi mà vẫn chưa ai quên người chiến sĩ quốc tế đầu tiên của Việt Nam tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp, tuyên bố đi theo con đường của Mác – Lê-nin, viết báo kêu gọi những người cùng khổ đứng dậy, kêu gọi các dân tộc bị áp bức vùng lên tự giải phóng. Người chiến sĩ ấy đã sống bên cạnh những bạn da đen ở Châu Phi, bên cạnh thợ thuyền ở Mỹ, ở Anh; đã làm việc trong các tổ chức cộng sản quốc tế.
Gần 60 năm rồi mà chúng ta vẫn cứ như thấy người thanh niên yêu nước, với hai bàn tay trắng và một tấm lòng thành vì Tổ quốc, rời nước, rời nhà đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, giải phóng quần chúng cần lao và các dân tộc bị áp bức.
Từ ngày nước Việt
Khi bọn cướp Mỹ thay chân giặc Pháp ở miền
Khí thiêng đất nước của cuộc chiến đấu tuyệt vời của nhân dân ta, của Đảng ta, đã đúc nên vị lãnh tụ thiên tài. Vị lãnh tụ thiên tài đã dìu dắt chúng ta, cùng chúng ta tiến đến đỉnh cao của sự nghiệp cách mạng. Sự nghiệp của Bác là sự nghiệp của chúng ta. Sự nghiệp của chúng ta là sự nghiệp của Bác. Ngày nay, sự nghiệp đó đang trên đà vững chắc. Bác đi gặp cụ Mác, cụ Lê-nin, hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ... và Bác tin chắc rằng sự nghiệp của dân tộc ta, của nhân dân lao động ta nhất định được tiếp tục, nhất định tiến đến toàn thắng.
Hình như Bác đang cười với chúng ta. Lạc quan và tin tưởng.
Bác nằm đó, trong linh cữu thủy tinh. Bác gửi lại cho chúng ta: vầng trán rộng, tâm hồn trong hơn ngọc; quả tim vàng, hai chiếc dép đơn sơ...
Vầng trán rộng bao quanh một khối óc vĩ đại. Khối óc ấy đã suy nghĩ nhiều về việc nước, đời dân; về phong trào cách mạng ở năm châu bốn biển, về nghĩa tình của những người cùng lý tưởng. Khối óc ấy cũng hằng lo đến cả bếp ăn của bộ đội, nhà tắm của nông dân, nơi an dưỡng của các cụ già, việc nhà của các chị, trại trẻ cho các cháu thiếu nhi, đạo đức tác phong của người cán bộ. Khối óc ấy không quên lo cho đền thờ của người lập quốc Hùng Vương mấy ngàn năm trước và lo cho những nhà máy, nông trường, nơi ăn chốn ở, trường học của các thế hệ ngày nay và mai sau. Khối óc ấy còn lo cho cả tình hữu nghị giữa các dân tộc và khối đoàn kết những người cách mạng, cộng sản, khắp mặt địa cầu...
Tim của Bác chứa muôn vàn tình thương yêu đối với đồng bào, đồng chí, già trẻ, gái trai ở cả hai miền Nam Bắc nước ta và cả đến kiều bào ngoài nước, đối với mọi người lương thiện trên mặt đất này, từ người thợ da trắng đang sống dở, chết dở ở Nam Phi cho đến người da đen đang bị phân biệt chủng tộc bên nước Mỹ. Tình thương của Bác tưới trên ngọn rau, tấc đất quanh nhà, trên gốc dừa, cây vú sữa miền Nam và cả đến cây bồ đề Ấn Độ. Tình thương ấy làm đậm đà thêm bữa cơm thanh đạm mà Bác tiếp bạn bè bốn phương và kéo dài tình xưa nghĩa cũ đối với những người nơi chân trời góc bể từ mấy chục năm xưa đã góp phần cho cách mạng Việt Nam ngày nay thắng lợi. Đó là quả tim yêu bạn, ghét thù, nặng nghĩa tình, luôn chung thủy. Quả tim đó đang nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu và đoàn kết với nhau. Là đồng bào, đồng chí, không thương yêu nhau thì thương yêu ai?
... Đôi dép cao su vẫn theo Bác đến ngày hôm nay, đến đây. Lần đầu tiên trong lịch sử, một vị Chủ tịch nước mang đôi dép của người cùng khổ. Đôi dép đó, ngày xưa là của người ở trong hang cùng ngõ hẻm, của người lao động, của người vô sản. Bác Hồ đã đổi tên xứ “thuộc địa An Nam” thành “nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”; văn chương thế giới cũng đổi tên đôi dép của người nô lệ là “đôi dép Hồ Chí Minh”.
Đôi dép nằm đó: đơn sơ như lối sống giản dị của Bác, dày dạn như bước đường cách mạng của Bác, bình dân như tác phong quần chúng của Bác. Bác đã đi bằng đôi dép đó trên những nẻo đường Pắc Bó, Điện Biên. Con cháu của Bác cũng đi đôi dép đó vượt Trường Sơn cho đến đồng bằng sông Cửu Long. Dép Hồ Chí Minh, trên đường Hồ Chí Minh!
Đôi dép nằm đó. Nó đã rời khỏi đôi chân của Bác. Nó trở thành hiện thân của phong cách, đạo đức một con người vĩ đại.
Trong linh cữu thủy tinh, cuộc đời Bác Hồ chúng ta hiện ra trong sáng và trọn vẹn. Trọn vẹn với cách mạng, trọn vẹn với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng; trọn vẹn với đồng bào, đồng chí; trọn vẹn với lòng yêu nước và tình cảm quốc tế chân chính; trọn vẹn với phẩm chất và nhân cách cộng sản chủ nghĩa; trọn vẹn với cả bản thân mình, nói cũng như làm. Bác nói: “Thà chết chứ không chịu làm nô lệ!”. - Suốt đời, Bác chưa hề biết khuất phục, hoặc lùi bước trước kẻ thù. Bác nói: dân chủ với dân, chuyên chính với kẻ thù của dân”. - Suốt đời, Bác chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Bác nói: “Phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. - Suốt đời, Bác chẳng cho ai sùng bái Bác. Bác nói: “Phải thấm nhuần tinh thần quốc tế vô sản”. - Suốt đời, Bác chống chủ nghĩa Sô-vanh(1). Bác nói: “Phải sống giản dị và tiết kiệm”. - Suốt đời, Bác chỉ có một căn buồng hẹp, vài bộ kaki, một giá sách và một đôi dép cao su.
Từ năm châu bốn biển, điện chia buồn tới tấp bay về. Một lời chia buồn, kèm theo nhiều lời ca ngợi. Đài phát thanh ở nhiều nước đã ngưng giữa chừng buổi phát thanh thường lệ để đưa tin đặc biệt. Trên nhiều chuyến máy bay, đang băng ngang biển Thái Bình Dương hoặc vượt qua sa mạc Sahara, đang bay qua vùng Tây-bá-lợi-á hoặc trên bầu trời Bắc Mỹ, hành khách xôn xao: “Thế nào? Thế nào! Tại sao các đài phát thanh lại truyền đi tiểu sử ông Hồ Chí Minh?”. Báo chí khắp thế giới đăng ảnh Hồ Chủ tịch lên trang nhất và chạy “tít” lớn nhiều cột hoặc suốt cả trang(2). Tại nhiều nhà máy, trường học, viện nghiên cứu, những đám người tụ lại. Chùa chiền ở một số nơi làm lễ cầu siêu. Cờ tang rủ xuống trên nhiều thành phố. Những cuộc vui chơi gác lại. Tiệc tùng bị hủy bỏ...
Bác Hồ chúng ta, suốt đời khiêm tốn, chỉ nguyện làm một người học trò nhỏ của Lê-nin và làm một người đầy tớ của dân. Bác không muốn tượng đồng bia đá, cũng tránh tất cả những ánh vàng son. Nhưng khi hiện tại vừa khép lại thì lịch sử mở rộng cửa để rước Bác vào và tương lai tỏa đầy hào quang của Bác.
Chúng ta được đọc những lời tốt đẹp nhất về Bác từ khắp nơi gửi đến: “Một thiên tài của thời đại”. “Một vị anh hùng thần kỳ”. “Một vì sao Bắc đẩu”. “Một niềm hy vọng giữa thế giới đầy lo âu”. “Một vĩ nhân chỉ có thể so sánh với chính bản thân của Người”. “Ngọn hải đăng của phong trào cách mạng thế giới”. “Một biểu tượng sáng ngời của thế kỷ hai mươi”. Chúng ta tin rằng những lời ấy, thốt ra tự đáy lòng là những lời thành thực nhất...
Giữa thời đại ngày nay, có hai dòng sông lớn đang chảy vào một thác: Cách mạng XHCN và cách mạng giải phóng dân tộc. Nằm trong dòng thác ấy, Việt Nam trở thành điển hình của ý chí kiên cường bất khuất, lòng dũng cảm và trí sáng tạo, ý thức tự lập tự cường; của tinh thần dám đấu tranh, dám giành thắng lợi; của một dân tộc dám đánh, biết đánh và đánh thắng những kẻ thù rất to lớn, rất hung bạo. Trên nửa thế kỷ, Việt
Tự hào biết bao nhiêu cho non sông đất nước ta, cho dân tộc ta, đã sinh ra Hồ Chí Minh! Tự hào biết bao nhiêu cho vị lãnh tụ vĩ đại của ta đã làm rạng rỡ thêm non sông đất nước, dân tộc và Đảng ta!
Núi sông là nguồn của nước. Nước làm cho lúa thêm bông, hoa thêm thắm. Nước có thể trôi đi, nước có thể về biển cả, nhưng núi sông còn lại, ngàn đời xanh tươi.
Mặt trời tỏa ra ánh nắng. Nắng có thể xế tà, nhưng mặt trời vẫn sáng chói, mỗi ngày mỗi mang lại chúng ta ánh bình minh.
Hoa bay về cội, cành trổ thêm hoa...
Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta!
Đau thương của chúng ta vô cùng sâu sắc!
Nhưng, tự hào của chúng ta cũng vô cùng lớn lao...
Đau thương của chúng ta đang chuyển thành hành động cách mạng.
Tự hào của chúng ta đang chuyển thành tự tin.
Hành động cách mạng với một lòng tự tin, đó là sức mạnh vô địch. Nhưng đàn chim, đã đủ lông cánh, lại được ánh sáng soi đường của Bác Hồ, của Đảng tiên phong vững mạnh, chúng ta thẳng cánh bay về những Ngày mai tươi sáng.
- Bác Hồ ơi! Bác nghìn đời sống mãi!
Tháng 9 năm 1969
(1) Chủ nghĩa “Sô-vanh”: chủ nghĩa dân tộc ích kỷ, ngược lại với chủ nghĩa yêu nước chân chính, đặt lợi ích dân tộc trên lợi ích quốc tế.
(2) “Tít”: đầu đề của bài vở, tin tức đăng trên báo.
Lưu Quý Kỳ