Sự trỗi dậy của chủ nghĩa ly khai ở Châu Âu?
(Cadn.com.vn) - Xét trên bình diện tổng thể bề ngoài, người ta thấy một Châu Âu đang trong tiến trình hợp nhất thành một liên minh (EU) rộng lớn cả về chính trị, kinh tế, ngoại giao... Nhưng không vì thế mà châu lục này trở nên nhất thể hóa khi ngày càng có sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ của từng quốc gia.
Lực lượng phòng vệ của Pridnestrovie.
Nhìn lại một giai đoạn lịch sử, nhất là từ đầu thế kỷ XX đến nay, khi trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, sự hợp nhất rồi tan rã của các quốc gia ở châu lục này cho thấy có khá nhiều vấn đề nghiêm trọng đã và đang bùng phát hoặc còn ẩn chứa những nguy cơ mà không dễ dàng gì giải quyết một sớm một chiều, nổi bật là Liên Xô, Nam Tư, Đức...
Sau khi Liên Xô tan rã, hàng chục nước trở thành quốc gia độc lập, nhưng cũng có khá nhiều các quốc gia độc lập đó lại tiếp tục có sự phân hóa tiếp ngay trong nội bộ như
Nhưng có lẽ, một nhân tố làm cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan gắn liền với phong trào đòi ly khai ở lục địa này trỗi dậy chính là hiệu ứng từ sự kiện đòi độc lập của Kosovo được Mỹ, EU và một số nước khác công nhận. Gần đây, trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng do chính quyền Tbilisi phát động nhằm thu hồi vùng đất ly khai Nam Ossetia cho thấy những nguy cơ sâu sắc đang âm ỉ ở châu lục này có thể bùng phát bất cứ lúc nào và khó ai có thể đoán được điều tồi tệ nào xảy ra tại nơi từng châm ngòi cho 2 cuộc chiến tranh thế giới trước đây. Gần đây, các nhà quan sát còn tỏ ra lo ngại một kịch bản tương tự như
Pridnestrovie, nước cộng hòa không được quốc tế công nhận, với diện tích 4.000km2 và nửa triệu dân nằm ở phía đông Moldova, giáp Ukraine, với 3 cộng đồng ngôn ngữ chính là Moldova, Romania và Nga, đã xung đột vũ trang với Moldova vào tháng 3-1992, sau khi Liên Xô tan rã, để đòi độc lập. Cuộc chiến chỉ dừng lại sau khi Nga đứng ra làm trung gian hòa giải giữa các bên vào tháng 7 năm đó, nhưng quy chế về nước cộng hòa này vẫn còn để ngỏ từ đó đến giờ và Pridnestrovie tự cho mình là độc lập khỏi chính quyền trung ương Moldova.
![]() |
Chisinau – thủ phủ của Moldova. |
Quan hệ giữa Pridnestrovie và Moldova đã trở nên căng thẳng kể từ đầu năm 2008, sau khi Kosovo độc lập và đã nóng lên trông thấy trong 2 tháng qua, sau khi Chisinau không đồng ý gặp gỡ các đại diện của Pridnestrovie để bàn về tương lai của tỉnh này, dưới sự trung gian của Nga, nhằm phản đối việc Tiraspol không ngừng khiêu khích Moldova và gây sức ép đòi được hưởng quy chế độc lập. Một cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy, đa phần dân chúng Pridnestrovie đồng ý với việc tách khỏi
Trong một công hàm gửi Bộ Ngoại giao Moldova ngày 12-8, ngoại trưởng tự phong của vùng lãnh thổ Pridnestrovie, Valeri Litskai, tuyên bố chính phủ ly khai ở Tiraspol sẽ không đối thoại với chính quyền trung ương ở Chisinau cho đến chừng nào Moldova lên án hành động tấn công quân sự của Georgia đối với Nam Ossetia. Theo nhận định của đặc phái viên hãng tin Italia ANSA tại Tiraspol, đây là một động thái mới và nguy hiểm cho thấy Pridnestrovie đang tìm cách đẩy vấn đề mâu thuẫn với Moldova lên một bước mới. Các nhà bình luận chính trị cho rằng, Tiraspol mưu toan kích động Chisinau đến mức có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự như ở Nam Ossetia, với hy vọng sẽ được cộng đồng quốc tế quan tâm và rồi cũng sẽ được độc lập như Kosovo.
Nếu như nói chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay chủ nghĩa ly khai đang hoành hành một số quốc gia ở Trung Á, Đông Nam Á, hay Trung Đông, nhưng tại Châu Âu điều đó cũng đang là vấn đề khá nặng nề. Một Châu Âu đang trong tiến trình nhất thể hóa những tưởng có một nền hòa bình bền vững kể từ sau Thế chiến II kết thúc, nhưng kỳ thực ngay trong từng quốc gia vẫn còn hiển hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa ly khai nên luôn xảy ra các cuộc xung đột khi âm ỉ, khi bùng phát thành cuộc chiến tranh dữ dội đã cướp đi mạng sống của cả triệu người dân vô tội. Đây là vấn đề không dễ dàng gì hóa giải nhất là trong bối cảnh lợi ích của các siêu cường, các liên minh đan xen lẫn nhau và không ai chịu nhường nhịn ai.
Tuyết Minh