Trung - Nhật "bắt tay" ở Đông Phi?
(Cadn.com.vn) - Bất chấp mối quan hệ rắc rối ở nhà, Trung - Nhật dường như sẵn sàng bắt tay nhau ở Đông Phi vì những nguồn lợi chung.
Hồi cuối tháng 2, Trung Quốc cùng với Mỹ, Pháp, và Nhật ký kết thỏa thuận an ninh quốc phòng với Djibouti. Chiến lược Trung - Nhật tại cảng chiến lược Djibouti có thể là hoạt động hợp tác hiếm hoi giữa hai nước khi cả hai đều tìm cách chống cướp biển ở Vịnh Aden và bảo vệ khối tài sản đang ngày càng tăng ở Đông Phi. Đây là trường hợp hiếm hoi, trong đó hai nước cùng chia sẻ lợi ích an ninh, và có thể là bài học trong cách giải quyết các điểm căng thẳng khác.
Cả hai nước dựa vào xuất khẩu thương mại và năng lượng vốn quá cảnh qua lối đi hẹp giữa Biển Đỏ và Vịnh Aden, nhưng không có chính sách hải quân hoặc các dự án điện trong khu vực. Mối đe dọa cướp biển Somalia dẫn đến một số hoạt động hợp tác hải quân quốc tế đáng kinh ngạc trong khu vực. Nhưng khi lợi ích của Trung - Nhật ở Đông Phi phát triển, việc quản lý chặt chẽ và tăng cường hợp tác là cần thiết để giúp ngăn chặn xung đột giữa hai nước.
Hiện, Bộ trưởng Quốc phòng Djibouti Hassan Houffaneh, cho biết, nước này sẵn sàng cho phép tàu hải quân Trung Quốc vào các cảng để tăng cường hợp tác quân sự. Ông nói thêm rằng, các lực lượng không quân Djiboutian sẽ sớm có được máy bay của Trung Quốc, và kêu gọi “hỗ trợ với máy bay giám sát, bao gồm radar, và những thứ khác tại các trung tâm huấn luyện quân sự của Trung Quốc”.
Kể từ năm 2009, các binh sĩ Nhật Bản có mặt tại Djibouti, gần căn cứ Mỹ tại Trại Lemonnier. Đến năm 2011, đây là cơ sở quân sự của hơn 600 thành viên Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, tham gia sứ mệnh chống hải tặc. Ngay sau khi lên nhậm chức, Thủ tướng Shinzo Abe đã đến thăm Djibouti vào ngày 27-8-2013, và hứa sẽ cung cấp tàu tuần tra để giúp bảo vệ bờ biển Djibouti và cải thiện an ninh hàng hải.
Cả Trung - Nhật đều góp công và hưởng lợi khi nạn cướp biển Somalia giảm mạnh kể từ năm 2012. Khả năng hợp tác trong khuôn khổ phối hợp quốc tế cho họ cơ hội làm việc và hướng đến mục tiêu chung, vốn rất quan trọng trong bối cảnh cả hai đang căng thẳng gay gắt trong tranh chấp chủ quyền hải đảo. Phạm vi chiến dịch chống cướp biển quốc tế xung quanh vùng Sừng Châu Phi mở rộng khi cướp biển di chuyển xa hơn vào biển Arab và Tây Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, vì những miếng mồi ngon ở Đông Phi đang dần hạn hẹp, nguy cơ xung đột Trung - Nhật vẫn hiện hữu, đặc biệt là khi các nhà đầu tư của hai nước bắt đầu đấu thầu để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng cạnh tranh.
Điều này đã xảy ra ở Kenya, Uganda, và ở Nam Sudan, nơi Cty Toyota Tsusho của Nhật Bản đang giúp tài trợ một dự án đường ống dẫn trị giá 16 tỷ USD để kết nối các quốc gia và các mỏ dầu của họ với cảng Lamu. Một đường ống dẫn như vậy sẽ cạnh tranh trực tiếp với các dự án LAPSSET của Trung Quốc.
Để ngăn chặn các vấn đề dân tộc chủ nghĩa tràn vào các dự án Đông Phi, Trung - Nhật sẽ cần phải xây dựng các mối quan hệ đã được đặt ra, và tránh mang căng thẳng vào khu vực đã được chứng minh là cùng có lợi này.
Thanh Văn