Báo Công An Đà Nẵng

Trung Quốc và chiến lược “Con đường tơ lụa”

Thứ bảy, 11/04/2015 09:27

(Cadn.com.vn) - Những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt với chiến lược “Con đường tơ lụa” là rất nhiều - và Bắc Kinh phải làm gì để khắc phục?

Năm 2014, thuật ngữ “một vành đai và một con đường” (OBOR) - ám chỉ “Vành đai kinh tế” và “Con đường tơ lụa trên biển của Thế kỷ XXI” - là từ khóa quan trọng cho chính sách ngoại giao Trung Quốc.

Chiến lược OBOR trở thành mục tiêu chính sách ngoại giao, trong đó Bắc Kinh sẽ thúc đẩy sáng kiến này về mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa trong 8-10 năm tới. Theo Diplomat, sự thành công của chiến lược OBOR phụ thuộc vào 3 yếu tố. Đầu tiên, Trung Quốc cần có cách đánh giá chiến lược “tái cân bằng Châu Á” của Mỹ - xem đó là cơ hội hay rủi ro? Thứ hai, làm thế nào Trung Quốc có thể được các nước dọc theo vành đai và đường kinh tế công nhận và hợp tác? Thứ ba, làm thế nào Bắc Kinh có thể tránh được những rủi ro về kinh tế và chính trị?

Mỹ ủng hộ Nhật trong tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc để cân bằng sự trỗi dậy của Bắc Kinh.  Ảnh: Japantimes

Tái cân bằng Châu Á” của Mỹ

Washington công bố chiến lược tái cân bằng Châu Á vì sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong cùng một cách, Bắc Kinh đưa ra các sáng kiến OBOR nhằm đáp ứng những tác động của chiến lược này.

Chiến lược tái cân bằng có lẽ mang đến thông điệp: Mỹ có khả năng đối đầu với Trung Quốc, nhưng sẽ không làm như vậy, ngoại trừ như một phương sách cuối cùng. Và Washington hy vọng, Bắc Kinh sẽ theo đuổi lợi ích quốc gia theo cách để cộng đồng quốc tế chấp nhận và đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế. Trong ngắn hạn, chiến lược của Mỹ mang mục tiêu kép: vừa tái tập trung Châu Á vừa răn đe. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thách thức lớn nhất đối với Mỹ là một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Dưới thời chính quyền Tổng thống Bill Clinton, Washington có chiến lược bảo hiểm rủi ro rõ ràng đối với Bắc Kinh - đó là, cả hai cùng bắt tay và cùng  răn đe. Tại thời điểm đó, Trung Quốc thiếu khả năng thách thức Mỹ.     

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị và kinh tế thế giới; do đó Mỹ bắt đầu điều chỉnh chính sách. Kể từ khi Trung Quốc không chấp nhận ý tưởng về một “G2”, chính quyền Tổng thống Barack Obama bắt đầu nhấn mạnh tính răn đe. Washington đưa ra cái gọi là “trục Châu Á”, sau đổi là “tái cân bằng Châu Á”.

NHÀ TRẮNG SẼ TRIỂN KHAI VŨ KHÍ “TỐT NHẤT” ĐẾN CHÂU Á

Ông Carter (trái) bắt tay người đồng cấp Hàn Quốc Han Min Koo tại cuộc họp báo chung ngày 10-4. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter ngày 10-4 tuyên bố, Mỹ sẽ triển khai các loại vũ khí hiện đại ở Châu Á, trong đó có các máy bay ném bom tàng hình mới nhất và các đơn vị chiến tranh mạng, để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.

"Những điều mới nhất và tốt nhất của chúng tôi đang được triển khai đến khu vự này”, AFP dẫn phát biểu của ông Carter tại Seoul - chặng thứ hai trong chuyến thăm hai nước đồng minh quân sự quan trọng của Mỹ trong khu vực - sau Nhật.

A.Bình

Giải quyết sự mất lòng tin

Gần đây, Trung Quốc nỗ lực thiết lập tất cả các kiểu cơ chế quốc tế trong vai trò lãnh đạo. Bắc Kinh cũng nhấn mạnh các mối quan hệ quyền lực lớn và tiếp tục ủng hộ chính sách không phù hợp trong khi thực hiện các tuyên bố chủ quyền vô lý trong các tranh chấp biển đảo.

Vì vậy, các nước xung quanh lo ngại, việc theo đuổi lợi ích quốc gia của Trung Quốc có thể gây tổn hại cho các nước láng giềng. Để bắt đầu, Trung Quốc có thể xây dựng các cơ chế an ninh đa phương tiểu khu vực trong các lĩnh vực quan trọng, chẳng hạn như thiết lập hệ thống đánh cá chung trong vùng biển Đông và tiến hành tuần tra chung cũng như các bài tập quân sự song phương và đa phương. Về kinh tế, Trung Quốc nâng cao chiến lược OBOR thông qua đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng chung, để chia sẻ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc với các nước trên “Con đường tơ lụa”.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia vừa và nhỏ đang lo ngại, sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc sẽ dẫn đến dòng người nhập cư nước này tăng cao cũng như gia tăng tham nhũng trong nước.

Tránh rủi ro chính trị và kinh tế

Một quốc gia đang lên chắc chắn cần thiết lập chế độ chính trị, an ninh, kinh tế, và không gian văn hóa riêng. Thậm chí ngày nay, Mỹ tái cân bằng Châu Á tìm cách xây dựng an ninh độc quyền và cơ chế kinh tế - tăng cường các liên minh song phương và bán liên minh và tung ra Thỏa thuận quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trung Quốc hành động khác. Bắc Kinh hoan nghênh Washington tham gia vào các cơ chế khu vực do họ khởi xướng như Khu vực Mậu dịch tự do Châu Á-Thái Bình Dương và Ngân hàng đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB). So với các sáng kiến của Mỹ, hành động của Trung Quốc cho thấy sự cởi mở hơn, khôn ngoan hơn. Nhưng thẳng thắn mà nói, làm sống lại nền kinh tế tất cả các nước trên “Con đường tơ lụa” là nhiệm vụ vượt quá khả năng và trách nhiệm của bất kỳ nhà nước duy nhất nào. Do đó, Trung Quốc nên thận trọng về các rủi ro kinh tế và chính trị trong việc thực hiện chiến lược.

Thực tế cho thấy, OBOR là nỗ lực để Trung Quốc phát triển. Chiến lược này đã được quyết định, nhưng các chi tiết của nó sẽ quyết định thành công hay thất bại.

Khả Anh