Vì sao cây thuốc phiện nở rộ
(Cadn.com.vn) - Cùng với những rối ren trong mớ bòng bong chiến tranh, trong những năm qua Afghanistan còn nổi tiếng là nước sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới. Hầu hết nguyên liệu thô cung cấp cho thị trường heroin đều xuất xứ từ Afghanistan, được xuất sang Iran, Nga và Châu Âu. Mặc dù chính quyền Kabul nỗ lực thực hiện các chương trình xóa bỏ loại cây thuốc phiện, nhưng nông dân ở một số tỉnh của Afghanistan trong thời gian gần đây quay lại với “nàng tiên nâu”.
Thu nhập cao hơn
Nguyên nhân chính khiến các nông dân
“Nếu chúng tôi trồng lúa mì, nó chỉ có thể cung cấp cho chúng tôi bánh mì. Nhưng quần áo, chi phí y tế và những thứ khác thì sao? Trồng lúa mì thậm chí không có đủ tiền mua nhiên liệu để bơm nước ngầm”, Gul Ahmad, một nông dân ở huyện Nad Ali, tỉnh Helmand, cho biết. Một số nông dân hiện đang trồng cây bông phàn nàn, giá cả của loại cây trồng này giảm thê thảm và không có thị trường để tiêu thụ. “Năm 2012, tôi trồng bông, nhưng giá cả chỉ bằng một nửa so với năm trước đó”, ông Nuruddin, một nông dân ở huyện Chamtal, tỉnh
Chính phủ Afghanistan ước tính, trong năm 2011, đời sống của khoảng 191.500 hộ gia đình nông thôn phụ thuộc vào việc trồng các loại cây ma túy bất hợp pháp, chủ yếu là cây thuốc phiện.
Afghanistan đang nỗ lực xóa bỏ nạn trồng cây thuốc phiện. Ảnh: BBC
Taliban bảo kê
Các số liệu của LHQ và chính phủ Afghanistan cho thấy, đại đa số (95%) việc trồng cây thuốc phiện diễn ra trong 9 tỉnh không an toàn nhất ở phía Tây và phía Nam trong năm 2012. Tỉnh phía Nam Helmand, nơi hàng ngàn binh sĩ Anh và Mỹ đang đóng quân, là tỉnh trồng thuốc phiện lớn nhất trong cả nước, chiếm gần một nửa lượng thuốc phiện của nước này.
Taliban cấm trồng cây anh túc trong mùa hè năm 2000. Nhưng sau khi bị Mỹ đánh bại vào năm 2001, nhóm phiến quân này lại khuyến khích nông dân trồng loại cây này. Theo các quan chức Afghanistan, quân nổi dậy Taliban thu được hơn 100 triệu USD mỗi năm từ tiền nộp thuế của nông dân và các nhà sản xuất thuốc phiện trong các khu vực do chúng kiểm soát. Điều này có nghĩa là chiến dịch xóa cây thuốc phiện của chính phủ Aghanistan đang trở nên nguy hiểm.
Số liệu chính thức cho thấy 102 binh sĩ Afghanistan, cảnh sát và dân thường thiệt mạng, và 127 người khác bị thương trong các cuộc tấn công của nông dân, những kẻ buôn bán ma túy và quân nổi dậy Taliban trong khi thực hiện chiến dịch xóa cây anh túc hồi năm 2012. Một số nông dân còn chống đối chính phủ rất gay gắt làm bùng nổ các vụ bạo lực nghiêm trọng trên các cánh đồng thuốc phiện. Những người này nói rằng, họ không cho phép chính phủ lấy đi nguồn sống duy nhất của mình.
Giải pháp nào?
Trong những năm qua, lực lượng liên quân NATO (ISAF) do Mỹ dẫn đầu cùng chính phủ Afghanistan và LHQ bắt đầu thực hiện các chương trình xóa cây thuốc phiện, khuyến khích nông dân không trồng loại cây này nữa. Nỗ lực này đem lại một số thành công nhất định.
Trong đó, chính phủ Kabul bắt đầu thực hiện “Chương trình khu vực thực phẩm”, trong đó bao gồm các chương trình hạt giống và phân bón chất lượng cao, thực hiện các dự án phát triển và thúc đẩy các loại cây thay thế. Tuy nhiên, giới chức các tỉnh luôn phàn nàn, họ không nhận được đủ tiền từ cộng đồng quốc tế để giúp nông dân và thực hiện lời hứa với họ. “Tôi đã không trồng anh túc trong 2 năm qua, nhưng không nhận được trợ giúp nào. Không ai cho tôi bất kỳ hạt giống nào”, Mawladad - một nông dân huyện Chamtal tâm sự.
Chính phủ Afghanistan cũng thực hiện một chiến dịch mạnh tay xóa bỏ cây anh túc trong năm 2012, phá hủy gần 10.000 ha thuốc phiện. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của các bên, tổng diện tích trồng thuốc phiện vẫn tăng 18% vào năm 2012. Theo các số liệu chính thức mới nhất, 17 trong tổng số 34 tỉnh của Afghanistan có hơn 100ha trồng thuốc phiện, vốn được mệnh danh là “vùng tự do thuốc phiện”. Thậm chí, ở một số khu vực, người dân trồng cần sa thay thế anh túc. Doanh thu từ việc trồng cần sa và sản xuất nhựa cần sa tương đương hoặc thậm chí vượt cả việc trồng cây thuốc phiện.
Cộng đồng quốc tế đang tích cực giúp đỡ người dân
An Bình
(Theo BBC)