Vì sao ông Trump chọn Neil Gorsuch làm Thẩm phán Tòa án Tối cao?
(Cadn.com.vn) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử thẩm phán tòa phúc thẩm theo đường lối bảo thủ Neil Gorsuch, 49 tuổi, vào Tòa án Tối cao. Nếu được Thượng viện phê chuẩn, ông Gorsuch sẽ là Thẩm phán Tòa án Tối cao trẻ nhất trong hơn 25 năm qua và có thể ảnh hưởng rất lớn đến đường lối của cơ quan tư pháp có quyền lực cao nhất nước Mỹ này.
Mỹ sẽ đáp trả áp đảo nếu Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân Ngày 3-2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhắc lại cam kết an ninh của Washington đối với Seoul và tuyên bố sẽ đáp trả áp đảo bất cứ vụ tấn công hạt nhân nào của Triều Tiên. "Mỹ cam kết bảo vệ các đồng minh: bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Mỹ hoặc các đồng minh sẽ bị đánh bại, và việc sử dụng VKHN sẽ bị đáp trả thích đáng và áp đảo", Yonhap dẫn lời ông Mattis. Ông Mattis cũng tuyên bố chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ tăng cường sức ép ngoại giao và sức mạnh răn đe quân sự đối với các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, chính thức đảm bảo với Hàn Quốc về sự liên tục trong chính sách này. Sau đó, trong cuộc thảo luận với người đồng cấp Hàn Quốc Han Min-koo, ông Mattis nhất trí triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc trong năm nay. Thúy Ngọc |
Củng cố đường lối bảo thủ
Nếu được chấp nhận, ông Gorsuch là người thay thế chỗ trống tại Tòa án Tối cao do Thẩm phán theo đường lối bảo thủ Antonin Scalia để lại sau khi ông qua đời hồi tháng 2-2016. Ông Gorsuch được nhiều người bảo thủ ưa chuộng bởi có cách giải thích pháp luật chặt chẽ tương tự như ông Scalia. Việc chỉ định ông Gorsuch vào vị trí Thẩm phán Tòa án tối cao sẽ cho ông Trump và phe Cộng hòa cơ hội củng cố đường lối bảo thủ vốn được duy trì ở cơ quan này từ hàng chục năm nay, đồng thời giúp hình thành những phán quyết về các vấn đề mang tính quyết định ở Mỹ như kiểm soát súng, phá thai, án tử hình và các quyền về tôn giáo.
Ông Gorsuch nhận được nhiều lời khen về học vấn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý. Ông bắt đầu sự nghiệp với vai trò thư ký cho thẩm phán Tòa án tối cao Byron White và Anthony Kennedy. Ông hành nghề luật sư tư nhân tại Washington trong một thập kỷ và từng là Phó trợ lý tổng sư chính tại Bộ Tư pháp dưới thời chính quyền Tổng thống Bush.
Ông Gorsuch tốt nghiệp Đại học Columbia và Trường Luật Harvard, và nhận bằng tiến sĩ triết học pháp lý tại Đại học Oxford. Ông Gorsuch sống ở Boulder với vợ và 2 con gái, nơi ông cũng là giáo sư luật thỉnh giảng tại Đại học Colorado. "Đó là một hồ sơ ấn tượng… Năng lực của Thẩm phán Gorsuch không còn gì để bàn cãi", Tổng thống Trump cho biết.
Gia đình ông Gorsuch có mối liên hệ chặt chẽ trong nền chính trị của đảng Cộng hòa. Mẹ ông, bà Anne Gorsuch Burford, là nữ giám đốc đầu tiên của Cơ quan Bảo vệ môi trường trong chính quyền Tổng thống Reagan.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố đề cử ông Gorsuch. Ảnh: Reuters |
Cực kỳ bảo thủ
Các tác phẩm ông Gorsuch từng xuất bản tiết lộ khuynh hướng bảo thủ của vị thẩm phán này. Ông lập luận chống lại vấn đề trợ tử trong cuốn sách "Tương lai của hỗ trợ Tự sát và Cái chết nhân đạo" hồi năm 2006. Ông Gorsuch không bao giờ ủng hộ việc phá thai và hôn nhân đồng tính. Ông cũng phản đối các điều khoản trong luật y tế cho phép hoàn lại tiền thuốc ngừa thai.
Đảng Dân chủ mô tả ông Gorsuch là người quá thân mật với Phố Wall, và các lợi ích của doanh nghiệp, cũng như không nhiệt thành với quyền phụ nữ và quyền của những người trong cộng đồng đồng tính, lưỡng tính và dị tính.
Trong một bài báo năm 2005 trên tờ National Review, ông Gorsuch lập luận rằng "vấn đề tự do của người Mỹ đã bị lạm dụng quá nhiều trong phòng xử án". Ông cho biết họ nên "dựa vào thẩm phán và luật sư chứ không phải là các nhà lãnh đạo được bầu và hòm phiếu".
Cũng giống như thẩm phán Scalia, ông Gorsuch ủng hộ chủ nghĩa văn bản, diễn giải pháp luật theo văn bản đơn giản nhất. Quan niệm của ông về Hiến pháp Mỹ rất truyền thống, tức là phải diễn giải văn bản y như các nhà sáng lập nước Mỹ cách đây 300 năm, chứ không phải là thích nghi với thế kỷ XXI.
An Bình
(Theo BBC, CNN)