Vụ ám sát Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi: Nỗi lòng người trong cuộc
(Cadn.com.vn) - Vụ ám sát cố Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi vào đêm 21-5-1991 từng gây chấn động cả thế giới. Tuy nhiên, ẩn sau nỗi đau quá lớn của cả đại dân tộc Ấn Độ là thảm kịch của một bé gái – đứa con gái được sinh ra trong tù của cặp đôi sát thủ bị buộc tội tham gia vụ án sát hại này. Cô bé được đặt tên Haritha Murugan.
Bi kịch
Cha mẹ của Haritha Murugan bị bắt vài ngày sau vụ ám sát và bị kết tội âm mưu giết hại nhà lãnh đạo đáng kính của Ấn Độ. Cô bé được sinh ra trong tù vào tháng 1-1992. Đó cũng là lần đầu tiên, cô bé được gặp mặt cha mẹ cho đến năm 2005. Sau đó, Haritha được đưa đến
Ở Anh, Haritha không ngừng đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho cha mẹ của mình. Tuy nhiên, Mẹ của Haritha, bà Nalini Sriharan sẽ phải trải qua hết phần đời còn lại trong tù. Bà Nalini được giảm án xuống án tù chung thân vào năm 2000, nhờ được bà Sonia Gandhi - vợ góa của cố Thủ tướng Rajiv Gandhi - can thiệp với lý do Nalini còn phải nuôi dưỡng con gái nhỏ sinh ra trong tù. Năm 2009, nữ sát thủ này tuyệt thực trong tù để khiếu nại xin ra tù sớm. Bà Nalini thụ án tù chung thân tại trại giam đặc biệt dành cho phạm nhân nữ
Tuy nhiên, một lần nữa, bản án tử hình này - dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày 9-9 tới - lại tiếp tục bị trì hoãn trong 8 tuần khi 3 người này tiếp tục kháng án vào hôm 30-8. “Tôi rất hạnh phúc. Tôi muốn cảm ơn mọi người đã đấu tranh cho cha mẹ tôi”, Haritha nói với BBC.
Murugan (bìa trái) và vợ Nalini (thứ hai, từ trái sang) trong một phiên tòa. Ảnh: AP
“Tôi tin cha mẹ vô tội”
Mặc cho những nỗ lực xin giảm án cho mẹ và hoãn thi hành án tử hình cho cha, cuộc sống của Haritha vẫn luôn là những chuỗi ngày buồn thảm. “Không ai từng trải qua cuộc sống như tôi. Sinh ra trong tù, giao tiếp với cha mẹ thông qua những lá thư. Bị kỳ thị và xa lánh vì là con của kẻ có tội với đất nước. Nhưng tôi tin, cha mẹ tôi vô tội”.
Haritha chỉ được gặp cha mẹ một lần duy nhất vào năm 2005 và từ đó luôn khăng khăng cha mẹ mình vô tội. Haritha đang nỗ lực xin visa đi du lịch Ấn Độ để nói lời từ biệt cuối cùng với cha, nhưng cô lo sợ chính phủ New Dehli sẽ không đồng ý cấp thị thực cho cô. Cao ủy Ấn Độ tại
Thảm kịch quốc gia
Trong lúc người dân Ấn Độ vẫn chưa nguôi nỗi tiếc thương nữ Thủ tướng tài ba Indira Gandhi – người bị ám sát năm 1984, thì 7 năm sau, người con trai cả của bà, cũng là vị thủ tướng thứ 7 của Ấn Độ (và thứ 3 của gia tộc Nehru-Gandhi) Rajiv Gandhi bị ám sát.
Khi đó, Rajiv mới 40 tuổi, là Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Ấn Độ. Ngày 21-5-1991, là Chủ tịch đảng Quốc đại, ông tham gia vận động cho ứng cử viên Lok Sabha của đảng này tại một ngôi làng ở tại Sriperumbudur bang Tamil Nadu. Một nữ đánh bom tự sát là Dhanu đã kích nổ khối thuốc nổ quấn quanh người làm cựu Thủ tướng Rajiv cùng 15 người khác thiệt mạng. Vụ ám sát được cho là xuất phát từ hận thù cá nhân giữa kẻ cầm đầu LTTE với ông Rajiv vì ông đã đưa quân gìn giữ hòa bình Ấn Độ (IPKF) đến
Thanh Văn