Vụ Mỹ phá âm mưu "đánh bom quần lót": Lợi bất cập hại
(Cadn.com.vn) - Việc Nhà Trắng đập tan âm mưu "đánh bom quần lót" kiểu mới của chi nhánh Al-Qaeda tại Bán đảo Arab (AQAP) hôm 7-5 rõ ràng là cú giáng mạnh vào những nỗ lực chết người của các thế lực khủng bố. Tuy nhiên, vụ việc cũng khiến Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) khốn đốn vì thông tin điệp viên hai mang.
Lợi thì có lợi
Việc phát hiện âm mưu của AQAP ngay giai đoạn đầu chứng tỏ "thành công lớn" của Nhà Trắng trong việc phối hợp chặt chẽ với các đồng minh. Người ta hoài nghi về những thừa nhận thẳng thừng hiếm hoi trên của Nhà Trắng. Vậy "đồng minh" ở đây là ai? Người ta không khó để nhận định, đó là
Thật vậy, ngay ngày hôm sau, hàng loạt phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, "thành công lớn" của Mỹ là nhờ vào điệp viên hai mang được cài vào mạng lưới khủng bố AQAP. Điệp viên này được cho là làm việc cho Cơ quan Tình báo Saudi Arabia và CIA với nhiệm vụ là đến Yemen để thâm nhập vào chi nhánh AQAP tại Yemen. Với quyết tâm "đánh bom liều chết" và "tử vì đạo", điệp viên này nhanh chóng tạo được lòng tin và cuối cùng được AQAP giao nhiệm vụ "đánh bom quần lót" trên. Tuy nhiên điệp viên này sau đó giao thiết bị nổ cho CIA. Tờ New York Times còn cho rằng, sau vài tuần thâm nhập được vào AQAP, điệp viên trên đã cung cấp thông tin cho phép Mỹ tiến hành cuộc không kích ngày 6-5 tiêu diệt tên Fahd al-Quso - thủ lĩnh Al-Qaeda tại Yemen, vốn bị truy nã do liên quan tới vụ đánh bom tàu khu trục USS Cole của Mỹ ở Yemen hồi năm 2000.
Nếu các thông tin trên là xác thực, thật sự mà nói, Mỹ không quá lời khi ca ngợi thành tích của mình vì việc xâm nhập vào một tổ chức khủng bố là không dễ, huống chi lại được giao một nhiệm vụ quan trọng như thế. Trong trường hợp nhiệm vụ trên không được giao cho điệp viên này, thì hậu quả sẽ khôn lường vì thiết bị nổ có sức công phá rất lớn và có thể được kích hoạt bằng hai cách để phòng ngừa trường hợp kích hoạt lần đầu thất bại.
CIA phá âm mưu đánh bom thành công được cho là nhờ sự giúp đỡ của tình báo Saudi Arabia.
Ảnh: DW
Nhưng niềm tin không còn
Sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài đã giúp CIA ngăn chặn được âm mưu khủng bố kinh hoàng. Tuy nhiên, vụ việc đang chuyển theo một hướng khác khi một số nghị sĩ Mỹ chỉ trích về việc để lộ các thủ thuật và phương thức hoạt động của cơ quan tình báo.
Trước tình hình này, ngày 10-5, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper ra lệnh điều tra nội bộ toàn bộ 16 cơ quan tình báo của Mỹ để xác định xem ai là người tiết lộ các thông tin tuyệt mật xung quanh vụ việc điệp viên hai mang trên. Một quan chức tình báo cấp cao giấu tên cho biết, công việc điều tra đã bắt đầu, nhưng kết quả điều tra không được phép tiết lộ. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên an ninh của Nhà Trắng sẽ không nằm trong diện bị điều tra lần này vì họ, về mặt kỹ thuật, không phải là một bộ phận của cộng đồng tình báo Mỹ.
Việc các phương tiện truyền thông Mỹ thông tin về vụ điệp viên hai mang này cũng khiến
Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là
Trúc Linh