Báo Công An Đà Nẵng

Cái giá phải trả của nhóm thanh thiếu niên vô ý gây chết người

Thứ sáu, 20/09/2024 08:10
Các bị cáo tại phiên tòa.

Còn lại 17 bị cáo khác, gồm: N.Đ.D. (2007), P.M.Đ. (2007), N.L.K.M. (2007), N.H.H. (2007), N.T.N. (2007), D.C.P. (2007), P.M.Đ. (2007, cùng trú TP Hà Tĩnh); T.Q.N.D. (2007), P.V.T. (2007, cùng trú H. Thạch Hà, Hà Tĩnh); N.L.H.H. (2007), T.S.H. (2007), D.D.B (2006), Dương Văn Quốc (2005), Trần Phi Hùng (2004), Dương Văn Quang (2005), Nguyễn Tuấn Anh (2005, cùng trú H. Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và Nguyễn Danh Hùng (2005, trú H. Lộc Hà, Hà Tĩnh) bị xét xử về tội: “Gây rối trật tự công cộng”.

Theo cáo trạng, tối 27-12-2023, D.D.B. và Dương Văn Quang bị một nhóm nam thanh niên ném bóng nước trúng vào người. Sau đó, B. và Quang kể lại cho nhóm của T.Q.N.D. nghe nên cả hội rủ nhau tìm nhóm nam thanh niên đã ném bóng nước vào B. và Quang để đánh. Tối 28-12, các đối tượng điều khiển xe đi dọc tuyến đường Hà Huy Tập vào cầu Phủ (TP Hà Tĩnh) để tìm “đối thủ”. Khi gặp nhóm của N.Đ.D., nghi nhóm này đã ném bóng nước vào B. và Quang tối hôm trước nên T.Q.N.D. lái xe vượt lên và hai nhóm đuổi đánh nhau.

Cụ thể, nhóm gồm: N.Đ.D. (sử dụng gậy baton), T.H.Đ., P.M.Đ, N.L.K.M. (cùng sử dụng gạch, đá, sỏi), D.C.P., N.H.H., N.T.N, T.H.N. và nhóm T.Q.N.D. (sử dụng ống sắt), Dương Văn Quốc (sử dụng kiếm), P.V.T. (sử dụng dao), Trần Phi Hùng (sử dụng điếu thuốc lào), Nguyễn Tuấn Anh, Dương Văn Quang, Nguyễn Danh Hùng, T.Q.T. (2006, trú H. Thạch Hà), D.D.B., N.L.H.H., T.S.H. Ngoài ra, trong vụ án này còn có bị cáo P.M.Đ. đã có hành vi giúp sức cung cấp chiếc gậy baton cho N.Đ.D. để đi đánh nhau. Quá trình rượt đuổi, T.H.N và T.H.Đ. còn có hành vi đuổi theo anh T.Q.T. vô ý khiến anh T. nhảy xuống hồ Bảy Mẫu (P. Nam Hà, TP Hà Tĩnh) và bị tử vong.

Trong vụ án này, các bị cáo là những người trực tiếp tham gia gây rối trật tự công cộng nên đều giữ vai trò đồng phạm thực hành, ngoại trừ P.M.Đ. giữ vai trò đồng phạm giúp sức. Bị cáo T.H.N. và T.H.Đ. có lỗi vô ý do quá tự tin (người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội và người phạm tội cho rằng hậu quả nguy hiểm sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được) đối với việc anh T.Q.T. bị chết.

Quá trình điều tra, các bị cáo đều đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Các bị cáo đã xâm phạm trật tự nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an trên địa bàn. Bị cáo T.H.Đ. và T.H.N. còn xâm phạm đến quyền sống của con người được pháp luật bảo vệ.

Tại phiên tòa, HĐXX xác định, nguyên nhân, mục đích, động cơ phạm tội của các bị cáo là do coi thường pháp luật, mặc dù biết hành vi gây rối trật tự công cộng là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện. Hành vi này là nguy hiểm cho xã hội, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Sau khi cân nhắc kỹ các tình tiết, HĐXX tuyên phạt các bị cáo: T.H.Đ. 15 tháng tù giam về tội: “Gây rối trật tự công cộng” và 18 tháng tù giam về tội: “Vô ý làm chết người”, tổng hợp hình phạt chung là 33 tháng tù giam; bị cáo T.H.N. 3 tháng tù giam về tội: “Gây rối trật tự công cộng” và 18 tháng tù giam về tội “Vô ý làm chết người”, tổng hợp hình phạt chung là 21 tháng tù giam.

Đối với 17 bị cáo đồng phạm trong vụ án, HĐXX tuyên phạt 2 bị cáo Dương Văn Quốc và Trần Phi Hùng cùng 24 tháng tù giam; T.Q.N.D. 18 tháng tù giam; N.Đ.D. 16 tháng tù giam; P.V.T.; N.L.K.M và P.M.Đ. cùng 15 tháng tù giam; P.M.Đ. 12 tháng tù treo; Dương Văn Quang, Nguyễn Danh Hùng, Nguyễn Tuấn Anh cùng 6 tháng tù treo; N.L.H.H., D.D.B, T.S.H, N.H.H cùng 9 tháng cải tạo không giam giữ và N.T.N., D.C.P cùng 6 tháng cải tạo không giam giữ đều về tội: “Gây rối trật tự công cộng”.

H.T

Khởi tố vụ án 'Vô ý làm chết người' khiến một trẻ mầm non tử vong

Trước vụ việc một trẻ mầm non tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường, ngay trong đêm 29/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người” quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015.

Tai nạn lao động: trách nhiệm và rủi ro đối với nhà thầu xây dựng

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc hạn chế và kiểm soát rủi ro là một trong những vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững. Hoạt động xây dựng là lĩnh vực thường xảy ra các rủi ro, trong đó tai nạn lao động (TNLĐ) là vấn đề rất thường gặp. Làm thế nào để hạn chế rủi ro TNLĐ là một trong những vấn đề cấp thiết

Vì sao vụ án “Vô ý làm chết người” tại Quảng Trị 2 lần xét xử phúc thẩm vẫn chưa thể khép lại?

Ngày 12-1, TAND tỉnh Quảng Trị cho biết qua xét xử phúc thẩm đã tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm số 27 ngày 28-9-2023 của TAND H.Cam Lộ tuyên bị cáo Lê Phước Trị (1983, trú xã Cam Thủy, H.Cam Lộ) về tội “Vô ý làm chết người”, chuyển VKSND huyện Cam Lộ điều tra lại. Trước đó, vụ án đã qua 2 lần xét xử sơ thẩm và 1 lần xét xử phúc thẩm.