CIA và các viên tướng ngụy quyền Sài Gòn (2)
>>CIA và các viên tướng ngụy quyền Sài Gòn
<<CIA và các viên tướng ngụy quyền Sài Gòn (3)
Kỳ 2: Rối ren sau đảo chính
(Cadn.com.vn) - Sau khi giúp các tướng ngụy quyền Sài Gòn đảo chính lật đổ chính quyền họ Ngô vào ngày 1-11-1963, CIA lại vướng vào những khó khăn mới rồi sau đó đi đến những thất bại ngày càng nặng nề.
CIA “tuyệt giao” với các tướng đảo chính
Ngay sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, CIA “quay lưng” với các tướng đảo chính theo lệnh của Đại sứ Mỹ Cabot Lodge.
Ngoài ra, Tòa Đại sứ Mỹ và thủ lĩnh đảo chính, tướng Dương Văn Minh đã xảy ra bất hòa xung quanh việc Mỹ yêu cầu trả tự do cho Trần Quốc Bửu, một lãnh tụ Nghiệp đoàn Lao công, nhưng bị Dương Văn Minh bác bỏ. Ngày 4-11-1963, do sự khẩn khoản của tướng Trần Văn Đôn, Đại sứ Lodge cho phép CIA thuyết trình với tướng Minh về các chương trình “mật” CIA đang tiến hành, và muốn nhân cơ hội này cố vấn Tướng Minh về một số vấn đề chính trị, nhưng tất cả chỉ giới hạn trong lĩnh vực tình báo và an ninh.
Mặc dù tướng Minh có uy tín hơn các tướng khác, nhưng lại có nhược điểm của một anh lính yếu đuối, ngây thơ về chính trị, nên có thể dễ dàng bị cấp dưới lật đổ. Vì thế, ông ta chỉ đủ khả năng giữ các Tướng và các chính trị gia ngồi làm việc với nhau. Ngoài tướng Minh, CIA còn đau đầu với tướng Tôn Thất Đính khi viên tướng này yêu cầu cho Đại tá Gilbert Layton về nước vì ông ta là cố vấn của Đại tá Lê Quang Tung, dưới thời Ngô Đình Diệm.
Trong khi đó, Phó Giám đốc CIA Richard Helms ngỏ ý muốn Đại tá Lucien Conein - người liên lạc với hội đồng tướng lĩnh trong vụ đảo chính nên rời nước một thời gian. Nhưng David Smith - Quyền trưởng cơ sở CIA cho rằng, Conein còn cần trong nhiệm vụ liên lạc và kiềm chế các tướng Sài Gòn.
Nội bộ chia rẽ
Sau đảo chính, CIA thật sự gặp rất nhiều khó khăn khi nội bộ các tướng ngụy bị chia rẽ nghiêm trọng do cuộc chiến giành quyền lợi. Theo các báo cáo hằng ngày gửi về Trụ sở CIA ở
Tướng Khánh nói rằng, ông ta là người được CIA tiếp xúc trước tiên khi muốn làm đảo chính. Nhưng theo tài liệu, CIA đã cho hai điệp viên khác nhau đến gặp tướng Khiêm và tướng Khánh cùng một lúc. Điệp viên Lucien Emile Conein đến gặp tướng Khiêm và cho biết quyết định muốn lật đổ Ngô Đình Diệm. Tướng Khiêm đồng ý, nhưng gợi ý nên đi gặp tướng Dương Văn Minh và tướng Trần Văn Đôn.
Trong khi đó, một điệp viên khác là Al Spera đi Pleiku gặp tướng Nguyễn Khánh. Cuối cùng, mọi quyền lực lại về tay tướng Minh, gây ra sự chia rẽ giữa các Tướng. Giữa tháng 12-1963, tướng Minh chuyển tướng Khánh ra Vùng I chiến thuật ở Đà Nẵng. Đầu tháng 1-1964, tướng Minh tự phong làm Tổng tư lệnh quân đội.
2 tuần sau, CIA nhận được một báo cáo của Chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt, người thay Đại tá Lê Quang Tung rằng, tướng Trần Văn Đôn có thảo luận giải pháp “trung lập hóa” miền Nam với một giới chức người Pháp đang có chuyến thăm tại Sài Gòn. Tuy nhiên, CIA không có động tĩnh gì vì vắng hai nhân vật quan trọng: Al Spera và Lucien Conein.
Từ trái qua: Đại sứ Cabot Lodge, Tổng thống Mỹ Nixon, Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh tại Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu
Khi tân Trưởng cơ sở CIA Peer de Silva đến Sài Gòn, tướng Khánh muốn gặp để thông báo tin tức về âm mưu “Trung lập hóa” nhưng Peer de Silva chần chừ. Tướng Khánh đã chuyển tin này cho một người quen cũ là Đại tá Jasper Wilson thuộc phái bộ MACV. Ngày 29-1, tướng Khánh cho Đại tá
Peer de Silva và Đại sứ Lodge đã báo cáo âm mưu này về
Kế hoạch lật đổ tướng Khánh
Như từng làm đối với tướng Minh, Peer de Silva thuyết trình cho tướng Khánh các chương trình của CIA về bình định và tình báo.
Khánh đồng ý với chương trình bình định và ủy nhiệm Phó Thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn, người có những quan hệ đặc biệt với CIA từ giữa thập niên 1950 làm việc với CIA. Theo yêu cầu của tướng Khánh, CIA huấn luyện toán vệ sĩ bảo vệ ông. Khánh yêu cầu CIA vạch một kế hoạch giúp ông ta đào tẩu trong trường hợp bị đảo chính. Trái lại, CIA dùng ảnh hưởng bên cạnh Khánh để bảo đảm an ninh cho các tướng đang bị giam lỏng ở Đà Lạt.
Mùa xuân năm 1964, tình hình an ninh miền Nam xấu hơn. Tướng Khánh và Đại sứ Lodge cùng nhận định rằng, với tình hình này, Đại tướng của quân giải phóng Võ Nguyên Giáp có thể đưa quân sang vĩ tuyến 17 chiếm 5 tỉnh tại địa đầu miền Trung. Chỉ không lâu sau đảo chính, CIA đã nhận ra rằng, mặc dù có khả năng hơn tướng Minh, nhưng tướng Khánh ít uy tín đối với sĩ quan hơn.
Khi McNamara đến thăm lại Sài Gòn vào giữa tháng 5-1964, tướng Khánh nhắc lại đề nghị rằng, Mỹ nên tấn công ra Bắc trước để gỡ áp lực cho miền Nam, nhưng McNamara không nói gì. McNamara chỉ nhấn mạnh với tướng Khánh rằng, từ lúc Ngô Đình Diệm bị lật đổ đến nay, miền Nam càng rơi vào rối ren trước thế lớn mạnh của cộng sản.
Vào lúc này, do áp lực của Mỹ, Khánh trả tự do cho 5 tướng bị giam lỏng ở Đà Lạt. Tuy nhiên, tình trạng chia rẽ trong quân đội vào thời điểm này báo hiệu sự ra đi của Khánh vào đầu năm sau. CIA cũng tự nhận ra rằng, mọi nỗ lực của Mỹ đối với Ngô Đình Diệm trong năm 1955, cũng như sau này đối với tướng Minh, tướng Khánh chỉ có kết quả kéo dài một tình trạng không tránh được là sụp đổ.
(còn nữa)