LONGFORMHÀNG NGÀN M3 ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ CHẢY ĐI ĐÂU?

LONGFORMHÀNG NGÀN M3 ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ CHẢY ĐI ĐÂU?

Hiện trạng PV chứng kiến là bờ ta tuy cao 4-5m bên mạn đồi thông thuộc rừng phòng hộ bị cạo gọt, lộ rõ màu đất còn tươi mới. Theo tính toán, với diện tích mặt bằng khoảng 700m2 cùng bờ ta luy dương cao 4-5 m, tổng khối lượng đất “chảy máu” trên 20.000 m3.

Phải nói thêm, đất thuộc rừng phòng hộ tuyệt đối không được phép đào múc, khai thác và cấp phép khai thác.

Ông Phan Đình Quý, Chủ tịch UBND xã Đà Loan nói, khi phát hiện múc đất khu vực đó, xã đã lập biên bản đình chỉ, chuyển cho huyện Đức Trọng ra quyết định xử lý. Ông Quý thừa nhận, khối lượng đất lên tới hàng chục ngàn m3 như PV phản ánh. Khi được hỏi ai đã múc số đất này, ông Quý nói chính là đơn vị thầu thi công đập thủy lợi Ma Am.

Cách đó không xa, hàng ngàn m3 đất rừng phòng hộ khác khu vực nhà ông Ya Siêng cũng bị đào múc, tạo bờ ta luy dựng đứng có chỗ 6-7m, treo ngay trên đầu dãy nhà dân. Theo ông Quý, qua kiểm tra, đo đạc khối lượng đất bị múc khoảng 3000 m3. Tuy vậy, thực tế ghi nhận của PV lớn hơn rất nhiều.

Trao đổi với PV, ông Phạm Xuân Lợi, Giám đốc Công ty Lam Hồng, đơn vị thi công đập thủy lợi Ma Am thừa nhận có sai trái khi múc đất tại đây mà chưa xin phép cấp có thẩm quyền. Nhưng ông Lợi khẳng định chỉ múc khoảng 400-500 m3 để đắp lên đỉnh đập.

Ông Lợi nói không biết đó là đất rừng phòng hộ. Nghe người dân bảo đất đó của họ có sổ sách, ra xin xã mấy lần, nhưng xã bảo bây giờ tỉnh đang cấm san lấp. Thôi thì vừa giúp dân có cái mặt bằng làm nhà vừa giúp công trình có đất san lấp, ích nước lợi nhà.

Vậy nguồn khoáng sản còn lại lên tới nhiều ngàn m3 đất rừng phòng hộ đã chảy đi đâu?

PV sẽ tiếp tục phản ánh tình trạng khai thác khoảng sản đất trái phép để san lấp đang diễn ra nhức nhối tại đây.

HẢI QUỲNH