Gặp 8X đời đầu và giấc mơ "cà-phê quốc dân" của Đà Nẵng
Qua nhiều thăng trầm để định hình "cà phê quốc dân"
Vừa kiểm tra công tác chuẩn bị để ra mắt thêm một "đứa con tinh thần" tại TP Đông Hà (Quảng Trị), ông chủ Nguyễn Văn Thuận tâm sự, sau dịch covid-19 nhiều cơ sở kinh doanh, trong đó có nhiều quán cà-phê phải dừng hoạt động, sang nhượng… nhưng chuỗi cafe Monaco tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung vẫn vận hành đều đặn và liên tục có thành viên mới. "Set up và vận hành một quán cà-phê theo mô hình giờ không còn khó khăn như trước. Chỉ cần có mặt bằng tiềm năng, chúng tôi thi công với thời gian ngắn nhất, chi phí tiết kiệm nhất và nhanh chóng thu hồi vốn cho người dân hợp tác. Đây là những gì tôi học được sau nhiều năm đi làm thuê, học việc, khởi nghiệp với rất nhiều bài học kinh nghiệm", anh Thuận tâm sự.
15 năm trước, khi cà-phê cóc với các hình thức pha phin, pha sẵn đã trở thành thức uống phổ biến hàng ngày của người dân, bằng suy nghĩ của một thạc sĩ kinh tế, anh Thuận nghĩ "vì sao không xây dựng một chuỗi quán cà-phê mang thương hiệu cho miền Trung?". Khi câu chuyện cà-phê tẩm hương liệu, hóa chất trở thành một mối lo của các tín đồ, anh nghĩ ngay đến cách làm cà-phê sạch "cà-phê chỉ được xay pha tại quán" vì đây sẽ là xu thế trong tương lai. Vậy là chàng thanh niên khi đó từ bỏ công việc đang làm nhân viên của một ngân hàng từ Đà Nẵng khăn gói vào TP Hồ Chí Minh, nơi có đến hàng chục thương hiệu cà-phê nhượng quyền mọc lên như nấm và tạo thành cơn sốt để học nghề, tìm hiểu bí quyết kinh doanh. Từ pha chế, bưng bê, tiếp thị, thiết kế, thi công quán…, anh làm tất cả, miễn sao học hỏi được mỗi thứ một ít để có thể hiểu được lý do vì sao ra ngõ đụng quán cà-phê mà người ta kinh doanh vẫn lời. "Ban đầu, tôi đề nghị một thương hiệu có tiếng được làm chi nhánh tại Đà Nẵng nhưng người ta sợ lộ bí quyết kinh doanh nên chần chừ. Cũng vì lý do đó mà tôi quyết định ra riêng bằng một thương hiệu khác. Và từ quán cà-phê Monaco đầu tiên với tiêu chí "cà-phê chỉ được xay, pha tại quán" khai trương vào năm 2016, đến nay chuỗi cà-phê Monaco đã có gần 50 phiên bản vận hành trơn tru, sinh lời cho đối tác tại Đà Nẵng và phát triển với hơn 300 cửa trên toàn quốc", anh Thuận cho hay.
Chia sẻ mô hình kinh doanh "đi cùng nhau"
Vào những quán có cái tên đậm chất châu Âu này, tín đồ cà-phê dễ dàng nhận ra phong cách set up rất đặc trưng, không quá cầu kỳ nhưng lại tạo cảm hứng cho khách hàng. Trong không gian được thiết kế đẹp mắt, khách hàng có thể thưởng thức ly cà-phê sạch, thơm ngon với giá bình dân so với mặt bằng chung. Mô hình vận hành không quá nhiều nhân sự nhưng hiệu quả và mang lại sự thoải mái, tiện lợi cho thực khách.
Ông chủ của Monaco chia sẻ, không ai đủ sức để một mình vận hành hàng chục quán cà-phê, và mô hình chia sẻ, hợp tác kinh doanh này là "một mũi tên trúng nhiều đích". Rất nhiều khách hàng có ý tưởng kinh doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu, làm quán như thế nào, vận hành ra sao, lo lắng sẽ thành công hay thất bại… Theo anh Thuận, công việc ban đầu để làm việc này chính là khảo sát địa hình, đánh giá tiềm năng nguồn khách, chi phí thiết kế, dự toán lợi nhuận. Nếu người dân có mặt bằng sẵn ở vị trí thuận lợi thì không cần phải suy nghĩ, chắc chắn sẽ thành công. Mặt bằng thuê mà tại các giao lộ, đi lại tiện lợi trong khu dân cư cũng đảm bảo có lãi. Ngay cả việc nếu bản thân người dân hợp tác có nhà rộng phù hợp, có thời gian đủ để tự vận hành cũng có thể đảm bảo sinh lời, tạo nguồn thu đều đặn vì chi phí bỏ ra không nhiều. Anh chia sẻ: "Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi có thể giúp người dân giảm 30% chi phí xây dựng quán so với tự làm, không mất công sức thiết kế, thi công. Đầu vào nguyên liệu cũng không phải lo do hệ thống có kho sẵn, kết hợp với các vựa nông sản sạch ở Tây Nguyên. Phần mềm quản lý được chia sẻ, nhân sự các bộ phận được đào tạo".
Sở hữu quán cà-phê đã vận hành thuận lợi theo phương thức chia sẻ kinh doanh của Monaco, anh Lê Tuấn Sơn - Chủ quán cà-phê Monaco tại 33 Nam Trân, Hoà Minh, Liên chiểu - cho biết, trước đây vừa thích cà-phê vừa muốn kinh doanh nhưng tự làm thì thấy quá mạo hiểm. Nhiều quán phải đóng cửa, sang nhượng sau dịch cũng khiến anh Sơn lo lắng, thiếu tự tin. Sau khi được hỗ trợ khảo sát và tính toán, anh Sơn đã quyết định hợp tác vì tính khả thi cao. "Trước khi tiếp quản vận hành, tôi vẫn nghĩ đến tình huống nếu không có doanh thu đột phá đi chăng nữa thì mình vẫn kiểm soát được rủi ro. Mà nếu điều đó có xảy ra thì cũng không lớn vì chi phí đầu tư rất gọn. Thực tế thì giờ nguồn thu rất ổn định, vận hành quen rồi thì nhẹ nhàng", anh Sơn chia sẻ.
Với việc đều đặn ra đời những đứa con tinh thần, anh Thuận đặt mục tiêu vượt 100 quán cà-phê thương hiệu Monaco ngay tại Đà Nẵng với phương châm "cà-phê quốc dân" ra ngõ gặp cà-phê Monaco. Cùng với đó, mô hình hợp tác kinh doanh này ngày càng định vị nhiều hơn trong bản đồ cà-phê các tỉnh thành miền Trung và khu vực khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Trị, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai,… và hướng tới xuất khẩu trong tương lai gần.
Tham khảo website: www.monacocoffee.com.vn để tìm hiểu thêm về nội dung và chính sách nhượng quyền của Monaco cà-phê chúng ta hiểu được những chia sẻ của Anh Thuận là phù hợp với nhu cầu của thị thường. Monaco cà-phê đang nhượng quyền với phí thương hiệu 0 đồng, chi phí đầu tư set up quán cà phê tại khu vực Đà Nẵng chỉ từ 99 triệu đồng với đầy đủ trang thiết bị và máy móc pha chế cho 1 quán cà-phê đi vào hoạt động, thật sự với mức chi phí này rất lý tưởng để người dân khởi nghiệp làm chủ quán cà-phê vừa giải quyết công việc, vừa kiếm thêm thu nhập với rủi ro đầu tư khá thấp.
Nam Bảo