Học ứng xử với biển
(Cadn.com.vn) - Hôm qua, 21-12, lãnh đạo 16 phường ven biển của Đà Nẵng đã tham dự một lớp học đặc biệt – học ứng xử với biển. Không còn chậm trễ hơn nữa, việc ứng xử có văn hóa, có tránh nhiệm với biển cần phải thấm vào ý thức từng người dân. Bởi chính sự vô tâm bấy lâu của nhiều người, biển đã bị đối xử thô bạo, và những hậu quả biển “trả lại” ai cũng đã thấy.
Ông Nguyễn Điểu – Giám đốc
Tuy vậy, nếu chúng ta bảo vệ môi trường biển không tốt sẽ đi lại vết xe đổ của Nha Trang, Mũi Né. Bảo vệ vùng bờ biển, bảo vệ hệ sinh thái ven bờ, không phải trách nhiệm riêng của các cơ quan chuyên ngành, mà là văn hóa ứng xử, là trách nhiệm chung của mọi cư dân thành phố. Chính lãnh đạo các phường ven biển, chủ nhân trực tiếp của vùng bờ càng phải ý thức hơn ai hết văn hóa ứng xử với biển.
Bớt vứt một cọng rác bừa bãi ra bãi biển là bớt một phần cư xử thô bạo với biển. Ông Điểu kể câu chuyện của một đồng chí cựu lãnh đạo TP, hằng sáng dù mùa lạnh hay mùa hè cũng dậy rất sớm, xách trên tay chiếc giỏ đi dọc bãi biển Mỹ Khê nhặt từng cọng rác, từng vỏ ốc để cho bãi biển sạch hơn. Hành động đơn sơ nhưng khiến nhiều người nể phục. Bởi thành phố cần biết bao nhiêu con người tâm huyết như vậy. Hình ảnh của ông mỗi sáng là bài học với tất cả cư dân thành phố. Biển Đà Nẵng đẹp vì có những con người như thế.
Con người đối xử thô bạo với biển và biển “trả lại” thế này? Ảnh: H.H |
Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng với Đà Nẵng. Hệ sinh thái vùng bờ càng quan trọng hơn. Trong nhiều năm qua, việc khai thác thủy sản ven bờ theo kiểu lạm thác đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Minh chứng rõ nhất là lượng hải sản ven bờ đã suy kiệt, các nhà máy chế biến bị “đói” nguyên liệu, các tàu phải vươn khơi trong điều kiện thiên tai ngày một khốc liệt. Chính sự đối xử thô bạo với biển những năm trước khiến hệ sinh thái vùng bờ biến đổi, môi trường ô nhiễm, bão lũ thường xuyên.
Ông Điểu cho biết,
Đà Nẵng đã có chiến lược phát triển kinh tế biển theo hướng tập trung du lịch, dịch vụ chất lượng cao. Hơn 40 dự án du lịch ven biển được triển khai trong thời gian qua đã tạo ra một diện mạo mới cho biển Đà Nẵng. Trong đó, hàng loạt các khu đô thị, khu resort, căn hộ cao cấp được xây cách mặt nước 300m đã tạo cho vùng ven biển Đà Nẵng được bảo vệ trong sạch hơn. Trước đây, vùng ven bờ bị khai thác triệt để thủy sản thì nay dành cho các hoạt động du lịch như mô-tô nước, ca-nô kéo ván lướt, lướt ván buồm, xuồng chèo Kayat, ca-nô kéo phao trượt nước, lặn biển ngắm san hô...
Đây là hướng phát triển phù hợp, là một cách ứng xử có trách nhiệm với biển. Bên cạnh đó, ngành khai thác thủy sản cũng được định hướng, phát triển với quy mô lớn, đánh bắt xa bờ. Các hoạt động thả rạn san hô nhân tạo, lập các khu bảo tồn, quy định các khu vực cấm đánh bắt, cấm và hạn chế tác dụng xấu của các ngư cụ có hại, các biện pháp khai thác hủy diệt cũng được triển khai.
Có thể nói Đà Nẵng đang triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ vùng bờ bền vững. Nhưng tất cả các giải pháp đó vẫn cần một yếu tố quan trọng hơn, ý thức của mỗi người dân, DN với vùng bờ. Mỗi người tự có trách nhiệm không để rác, nước thải xâm hại vùng bờ là đã cư xử có văn hóa với biển.
Hải Hậu