Nga - Mỹ trước ngày START-I hết Hiệu lực
(Cadn.com.vn) - Như vậy là chỉ còn gần 2 tháng nữa thì Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn I (START-I) được Nga –Mỹ ký kết năm 1991 sẽ hết hiệu lực. Việc đàm phán để tìm kiếm một hiệp ước mới thay thế đang được hai bên thảo luận trong thời gian qua và gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là quan hệ Nga - Mỹ bị đóng băng dưới thời chính quyền G.W.Bush.
Những bước khai thông về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược có nhiều khả quan khi thời gian gần đây chính quyền của Tổng thống Obama mong muốn có mối quan hệ tốt với Nga để cùng hướng tới giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đặc biệt, mới đây Mỹ tuyên bố từ bỏ kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở Đông Âu, một nhân tố mà Nga coi đó là hành động khiêu khích, đang tạo ra những hy vọng cho một Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí chiến lược.
Hồi tháng 7, Tổng thống Medvedev và người đồng nhiệm Barack Obama đã thống nhất dự thảo của hiệp ước thay thế START-I, bao gồm việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước xuống 1.500 - 1.675 đầu đạn hạt nhân và thiết bị chuyên chở xuống 500 - 1.000. Hiệp ước START-I buộc mỗi bên Nga và Mỹ phải giảm đầu đạn hạt nhân xuống 6.000 và thiết bị chuyên chở xuống 1.600. Năm 2002, một thỏa thuận tiếp theo về giảm trừ vũ khí phòng thủ chiến lược đã được ký kết ở
Theo Hãng RiaNovosti (Nga) cho biết, bà Hillary Clinton đang bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Nga từ ngày 12 đến 14-10, sẽ có các cuộc gặp với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov và các quan chức khác của Nga. Sergei Lavrov và Hillary Clinton sẽ thảo luận hiệp định mới về vũ khí phòng thủ chiến lược, thay thế cho Hiệp ước giảm trừ vũ khí chiến lược năm 1991 (START-I) sẽ hết hạn vào ngày 5-12 tới. Bộ Ngoại giao Nga cũng thông báo là Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov và người đồng cấp Hillary Clinton, với tư cách là những điều phối viên của Ủy ban Tổng thống Nga-Mỹ cũng sẽ thảo luận về cơ cấu và hiệu quả của cơ quan này và phác thảo kế hoạch cho các tiếp xúc song phương.
Trước đó, phát biểu tại buổi họp báo, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nesterenko thông báo các cuộc đàm phán cấp chuyên gia diễn ra ở thủ đô
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp báo tại Geneva hồi tháng 3-2009. |
Trong khi đó, phát biểu trên kênh I Truyền hình Nga (kênh Xã hội) tối 11-10, Tổng thống Medvedev đã nhấn mạnh Moscow và Washington đều cần phải thể hiện sự dũng cảm và mong muốn lắng nghe ý kiến của nhau trên cơ sở thừa nhận một số thực tiễn ngày nay, đều phải phấn đấu cho một thế giới phi hạt nhân. Nga sẽ ra sức góp phần hạn chế “Câu lạc bộ hạt nhân” và coi nhiệm vụ không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là quan trọng nhất hiện nay, đồng thời kêu gọi Mỹ hành động như Nga nhằm hạn chế và cắt giảm các tiềm năng tấn công chiến lược.
Diễn biến có liên quan, Nga và Trung Quốc dự định sẽ đưa vấn đề giải trừ quân bị và dự thảo nghị quyết cấm chạy đua vũ trang trong vũ trụ ra xem xét tại Tiểu ban thứ nhất của Đại hội đồng LHQ. Đó là tuyên bố của ông Vitaly Churkin, đại diện Thường trực Nga tại LHQ, khi ông trả lời phỏng vấn của Báo “Thời sự”. Thực ra, dự định của
Còn khi trả lời phỏng vấn báo trên, ông Churkin đã nói rõ hơn một số chi tiết liên quan. Theo đó, điều quan trọng là không cho phép diễn ra cuộc chạy đua vũ trang trên quỹ đạo gần Trái đất, đó cũng là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Ngay từ năm 2008,
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành bối cảnh chính trị khác, chủ yếu là nhờ những cuộc gặp của hai Tổng thống Nga Medvedev và Tổng thống Mỹ Obama, ở London, Moscow và Washington. Trong khoảng thời gian nắm quyền chưa lâu, cả hai nhà lãnh đạo đã đạt được thành tựu không nhỏ. Các bên đã thỏa thuận, trước cuối năm nay cần ký kết văn bản mới quy định trách nhiệm pháp lý theo nội dung cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, để thay thế Hiệp ước START-I sắp hết hiệu lực. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo đều khẳng định ý tưởng giải thoát hành tinh khỏi tên lửa hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, việc thực thi ý tưởng này đòi hỏi không ít thời gian và nỗ lực.
Lê Minh Châu