Tự hào “thương hiệu” trường THPT Vinh Lộc
Từ khi thành lập đến nay, trường đã qua nhiều tên gọi khác nhau như: Trường Trung học Vinh Lộc; Trường cấp 3B Phú Lộc; Trường cấp 3 Phú Lộc B; Trường PTTH số 2 Phú Lộc; Trường phổ thông cấp 2 - 3 Vinh Lộc. Đến năm 1998, trường tách khối cấp 2, T 60 8 VINH LỘC - 60 MÙA HOA Cổng Trường THPT Vinh Lộc xưa chỉ còn khối cấp 3 và đổi tên thành Trường PTTH Vinh Lộc, sau này là Trường THPT Vinh Lộc.
Từ ngôi trường làng
Ông Nguyễn Văn Tuấn – Hiệu trưởng Trường THPT Vinh Lộc chia sẻ: Tiền thân của Trường THPT Vinh Lộc là Trường Trung học Vinh Lộc được thành lập năm 1960, nhưng do chưa xây dựng được cơ sở trường lớp nên hai năm học đầu, học sinh học tạm tại cơ sở cũ của trường Tổng Diêm Trường (thôn 5, xã Vinh Mỹ). Về cơ sở vật chất và quy mô trường lớp, ngày khai giảng đầu tiên của trường chỉ có 01 lớp Đệ thất (nay là lớp 6).
Từ năm 1961-1962, trường tuyển sinh thêm 01 lớp, nâng tổng số lớp của nhà trường lên 02 lớp. Cuối năm 1961, Trường Trung học Vinh Lộc bắt đầu xây dựng tại thôn Phụng Chánh, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc (nay là vị trí Trường THPT Vinh Lộc), gồm 05 phòng (04 phòng học và 01 phòng hiệu bộ) cùng một số cơ sở phụ. Năm 1962, học sinh học tại cơ sở tạm ở Vinh Mỹ chuyển ra học tập tại cơ sở chính thức ở xã Vinh Hưng.
Năm học 1962-1963, trường tuyển sinh 01 lớp đầu cấp THCS, cùng với 02 lớp từ Vinh Mỹ chuyển ra, trường có 03 lớp học. Năm học 1963-1964, quy mô của trường mới thật sự hoàn chỉnh về cơ sở vật chất, đủ 04 lớp của 04 khối. Đến năm học 1973-1974, trường mở thêm 02 lớp 10 đầu cấp THPT, cùng với 08 lớp THCS, nâng tổng số lớp của nhà trường lên 10 lớp học. Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Vinh Lộc (1961 -2021) 9 Một góc Trường THPT Vinh Lộc năm 2000 Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1975, lần lượt giữ chức vụ Hiệu trưởng nhà trường là các thầy giáo Nguyễn Hữu Huyên (1960-1963), Lê Đình Loan (1963), Lê Văn Gạch (1964-1969), La Cảnh Hùng (1969-1972), Nguyễn Văn Quỳ (1972-1973), Trần Văn Chương (1973-04/1975).
Thầy Nguyễn Văn Tuấn tâm sự: “Thời bấy giờ, giáo viên dạy trung học được gọi là giáo sư. Số lượng giáo sư còn thiếu nên hầu hết ngoài việc dạy bộ môn chính, mỗi thầy cô còn phải dạy thêm một số môn học khác theo chương trình bắt buộc. Tuy cơ sở vật chất của nhà trường lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song với sự đùm bọc, yêu thương của nhân dân trong khu vực, sự đoàn kết của tập thể sư phạm, thầy và trò đã vượt qua những gian nan, thử thách để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học”.
Về học sinh, hầu hết các thế hệ học sinh bấy giờ đều là con em của những gia đình có đời sống kinh tế khó khăn, ngoài việc học còn phải lao động phụ giúp gia đình để có thêm thu nhập. Vượt qua những khó khăn đó, nhiều cựu học sinh của nhà trường đã nỗ lực vươn lên, tiếp tục con đường học vấn để thành danh. Tiêu biểu trong giai đoạn này có Tiến sĩ Nguyễn Sum (khóa 1960-1964); Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Đương (khóa 1963-1967); Tiến sĩ khoa học Hoàng Minh Dũng (khóa 1963-1967); Doanh nhân Nguyễn Thị Kim Oanh (khóa 1969-1976)…
“Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều thế hệ học sinh của nhà trường đã tạm gác sách bút để cầm súng ra trận, tham gia kháng chiến vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Từ mái trường này, nhiều cán bộ cách mạng đã trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc”, thầy Tuấn chia sẻ thêm.
Vươn ra biển lớn
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với sự phát triển của đất nước, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên không ngừng của thầy và trò qua các thế hệ, Trường THPT Vinh Lộc ngày càng đổi thay và đạt được nhiều thành quả đáng tự hào. Nhà trường không chỉ khang trang hơn về cơ sở vật chất mà chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, trở thành điểm sáng của Ngành Giáo dục tỉnh nhà, là địa chỉ tin cậy để nâng cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh vùng Khu III (xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Giang, Vinh Hiền) và các xã lân cận của huyện Phú Vang như Vinh An, Vinh Thanh, Vinh Xuân.
Về cơ sở vật chất và quy mô trường lớp, từ năm 1975 đến năm 2006, cơ sở vật chất nhà trường vẫn chưa đầy đủ, phòng học Cổng Trường THPT Vinh Lộc ngày nay Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Vinh Lộc (1961 -2021) 11 Hội đồng sư phạm Trường THPT Vinh Lộc, năm học 2019 - 2020 ẩm thấp, thiết bị dạy học còn thiếu thốn. Từ năm 2007 đến 2012, nhà trường được Nhà nước đầu tư, xây mới với 20 phòng học, 12 phòng chức năng (bao gồm: 01 thư viện, 11 phòng học bộ môn), khu hành chính (gồm phòng làm việc của cán bộ quản lý, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng kế toán, văn thư), nhà thi đấu đa năng và 11 nhà vệ sinh, trên diện tích đất 03 hecta.
Năm học 2020-2021, trường có 29 lớp với trên 1000 học sinh; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được Nhà nước đầu tư đáp ứng yêu cầu đổi mới của dạy và học. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay, đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng nhà trường lần lượt là các thầy giáo: Nguyễn Khuyến (01/1976 - 8/1978; 01/1981- 9/1998), Phạm Văn Hoặc (9/1978 - 12/1980), Phan Văn Lâu (1998 - 06/2016) và thầy giáo Nguyễn Văn Tuấn (07/2016 đến nay).
Ông Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ: Hiện nay, nhà trường có 70 cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ bản đảm bảo về số lượng; chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao. Nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và vượt chuẩn. Về trình độ đào tạo, trường có 18 thạc sĩ; 48 đại học; 01 cao đẳng và 03 trung cấp, sơ cấp. Nhà trường luôn tạo điều kiện để các thầy cô giáo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới.
Về học sinh, lớp lớp thế hệ học sinh của nhà trường tiếp nối thế hệ cha anh đi trước để viết nên truyền thống vượt khó, hiếu học, lập nghiệp, thành danh của Vinh Lộc thân yêu. Có thể kể đến các cựu học sinh thành đạt của nhà trường trong giai đoạn này như: PGS.TS Đặng Văn Chương (ĐHSP Huế), PGS.TS Nguyễn Văn Đăng (Thành phố Huế), TS. Đinh Khắc Tuấn (Buôn Ma Thuột), TS. Phạm Tấn Nhật (Thành phố Hồ Chí Minh); các Tổng Giám đốc, Giám đốc, doanh nhân Hoàng Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Xuân Thời, Nguyễn Văn Phước, Lương Đức Trọng , Trần Văn Chạc , Nguyễn Quang Thám …
Bên cạnh đó, nhiều thế hệ học sinh Vinh Lộc còn đóng góp trên những lĩnh vực khác: giáo dục, y tế; giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang… Nhiều cựu học sinh của nhà trường đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng học sinh đạt giải trong các Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh tăng và luôn nằm trong top 10 trường dẫn đầu toàn tỉnh trong khối THPT (Năm học 2016-2017: 42 giải, xếp vị thứ 05; năm học 2017-2018: 37 giải, xếp thứ 7; năm học 2018-2019: 44 giải, xếp vị thứ 05; năm học 2019-2020: 40 giải, xếp vị thứ 05). Tỉ lệ tốt nghiệp THPT Quốc gia luôn trên trung bình tỉnh; số học sinh vào các trường Đại học ngày càng nhiều, trong đó nhiều học sinh có tổng điểm 3 môn tổ hợp để xét vào Đại học rất cao, năm học 2016-2017: em Võ Trung (Vinh Hưng) đạt 29,05 điểm khối A; năm học 2017-2018: em Huỳnh Nhật Long (Vinh Mỹ) đạt 26,7 điểm, là thủ khoa khối A toàn tỉnh; năm học 2019-2020: em Ngô Lê Hải Châu (Vinh Hưng) đạt 28,3 điểm khối D....
Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều học sinh đạt huy chương vàng hoặc các giải nhất, nhì trong các hội thi. Nhà trường chú trọng các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường phát triển mạnh mẽ.
Cùng với sự phát triển của nhà trường, Đảng bộ Trường THPT Vinh Lộc cũng ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định vai trò to lớn trong việc lãnh đạo nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Hiện nay, Đảng bộ Trường THPT Vinh Lộc có 05 Chi bộ trực thuộc với 40 đảng viên. Đảng bộ nhà trường nhiều năm liền được công nhận là tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu, được Huyện ủy Phú Lộc khen thưởng. Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cũng đã phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp giáo viên và học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Công đoàn trường được nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổ chức Đoàn thanh niên của nhà trường nhiều năm liền cũng được công nhận là tổ chức Đoàn cơ sở vững mạnh, được Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn trao tặng Bằng khen.
Năm 2014, Trường được UBND tỉnh công nhận Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2014 - 2019. Năm học 2018 - 2019, Trường THPT Vinh Lộc vinh dự được nhận Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối Trung học phổ thông” của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng. Năm học 2019 - 2020, Trường được công nhận Kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3, trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 giai đoạn 2020 - 2025. Năm học 2020 - 2021, Trường THPT Vinh Lộc tự hào đón nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm 2021, Trường THPT Vinh Lộc tròn 60 năm hình thành và phát triển. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà trường luôn hoàn thành tốt sứ mệnh “trồng người” cao cả. Phát huy những thành quả đạt được, để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới, nhà trường quyết tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó, xây dựng Trường THPT Vinh Lộc trở thành địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của nhân dân trong khu vực, xứng đáng với sự kỳ vọng của các cấp lãnh đạo, chính quyền, để THPT Vinh Lộc sẽ luôn là nơi đào tạo các thế hệ học sinh không chỉ giỏi về văn hóa mà còn thông thạo các kỹ năng, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, đáp ứng nhu cầu phát triển, đổi mới của đất nước.
Để ôn lại truyền thống quý báu cũng như tôn vinh những thành tích đáng tự hào của nhà tường đồng thời ghi nhận tri ân sự đóng góp của các thế hệ cán bộ quản lý, nhà giáo học sinh cho sự phát triển của nhà trường, thể theo nguyện vọng tha thiết của đông đảo các thế hệ thầy cô giáo, quý học sinh qua các thời kỳ, nhà trường sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Vinh Lộc vào ngày 27-28/8/2022 (thứ Bảy- chủ Nhật). Cuộc hội ngộ này sẽ là dịp để thế hệ nhà giáo học sinh về thăm lại trường xưa bạn cũ, là dịp để vun đắp tình cảm, tạo nguồn động viên khích lệ cho thế hệ học sinh của trường hôm nay và mai sau.
Hầu Tỷ