Chính khách Sài Gòn qua ngòi bút họa sĩ Ớt (4)
>> Chính khách Sài Gòn qua ngòi bút họa sĩ Ớt (3)
Kỳ cuối: Nguyễn Văn Hàm - “Ông dân biểu” và câu chuyện Babylift
(Cadn.com.vn) - Ông Nguyễn Văn Hàm là người nổi tiếng trên chính trường miền
Ông Nguyễn Văn Hàm sinh năm 1931 tại Thi Phổ, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Thời niên thiếu, ông đã trải qua kháng chiến, nên khi trưởng thành, dòng máu cách mạng vẫn luôn thôi thúc ông tham gia vào các hoạt động xã hội với tấm lòng nhiệt huyết lý tưởng. Họa sĩ Ớt miêu tả về ông Hàm: “Ông Hàm có giọng nói rất tha thiết đặc biệt. Lời nói như phát từ tâm can, một suy tư nào đó từng ấp ủ lâu ngày... Nhớ tới ông Hàm, người ta nhớ ngay tới giọng nói, nhớ tới vóc người nhỏ, ốm yếu, gương mặt xấu, dáng đi chậm rãi nghiêm trang. Gặp ông Hàm nhiều lần, người ta sẽ thấy đây là một người luôn khao khát hành động, luôn muốn đổi mới cảnh đời chung quanh, một người nổi loạn theo cái nghĩa không chấp nhận thực tế bất công thối nát chung quanh, không bằng lòng khoanh tay ngồi yên mà muốn đem sức người ra thử lửa...”.
Suốt thời gian từ năm 1967-1975, ông Nguyễn Văn Hàm đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động chiến đấu vì hòa bình không mệt mỏi. Trong lễ ra mắt cứu đói ngày 22-9-1974, ông Hàm có mặt với tư cách là Tổng Thư ký và người điều khiển chương trình. Ngày 1-10-1974, ông là một thành viên vô cùng quan trọng tổ chức và điều hành cuộc biểu tình có tên Ký giả ăn mày. Ông cũng là linh hồn của cuộc biểu tình ngày 17-1-1974 để bày tỏ ý dân... Ngày 11-11-1974, trên đường đi, một chiếc xe hơi bám theo lao thẳng vào ông Hàm, do chính quyền Thiệu tổ chức tìm cách ám sát ông. Vậy mà ông không chết. Trong thời gian nằm viện, ông đã viết thư gửi Tổng thống Mỹ để lên án sự can thiệp của Mỹ ở Việt
![]() |
“Ông dân biểu” Nguyễn Văn Hàm qua biếm họa của họa sĩ Ớt. |
Là người đứng giữa chính trường Sài Gòn, có quan hệ sâu sát với các bên, ông Nguyễn Văn Hàm nắm giữ nhiều tư liệu quý giá và đã ghi chép lại 1.000 trang hồi ký, tựa đề “Ông dân biểu”. Đặc biệt, trong số đó, có tư liệu liên quan về Chiến dịch Babylift - một vấn đề đang được công chúng khắp nơi hết sức quan tâm.
Ông Hàm nhắc lại, trong những ngày đầu tháng 4-1975, ông gặp Albert Francis, nhân vật quan trọng của CIA kiêm Tổng Lãnh sự tại Đà Nẵng vừa di tản vào Sài Gòn. Qua câu chuyện thân mật, khi ông đặt câu hỏi: “Tình hình VNCH xem chừng quá tuyệt vọng. Liệu chính phủ Mỹ có tái can thiệp không?”, Francis chỉ trả lời qua loa vài câu rồi thò tay vào túi, lấy ra một mảnh giấy đưa cho ông Hàm và nói: “Tôi tặng ông dân biểu cái này”.
Đó chính là bức thư của Phó Thủ tướng, bác sĩ Phan Quang Đán, Quốc vụ khanh đặc trách Xã hội - gửi Thủ tướng VNCH, để xin đưa 4.000 trẻ em Việt mồ côi sang Mỹ với mục đích: “Sẽ gây thêm xúc động trên khắp thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, rất có lợi cho VNCH... Đại sứ Hoa Kỳ cũng can thiệp trực tiếp với tôi để số cô nhi trên được xuất ngoại tập thể... Việc xuất ngoại tập thể này, thêm vào việc hàng triệu đồng bào nạn nhân chiến cuộc lìa bỏ những vùng cộng sản chiếm đóng, sẽ giúp xoay chuyển dư luận dân chúng Hoa Kỳ, sẽ được các hãng truyền thanh và truyền hình cùng báo chí Hoa Kỳ mục kích, tường thuật, do đó có ảnh hưởng rất lớn lao...”. Công văn này có ấn ký của bác sĩ Đán, số 1388 đề ngày 2-4-1975.
Francis tiếp tục nói: “Đấy là việc riêng của người Việt
4 ngày sau, một bức thư “Làm tại miền Nam Việt Nam ngày 6-4-1975”, ký tên Thay Mặt Toàn Thể Cô Nhi Viện Toàn Quốc, mang con dấu của cô nhi viện Ngọc Ninh (Phan Rang), hai cô nhi viện Nhất Chi Mai ở Lâm Đồng và Biên Hòa gửi Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ, Hội đồng Thập tự quốc tế, Cơ quan Bảo trợ Nhi đồng Liên hợp quốc, toàn thể các hội đoàn, các tổ chức từ thiện quốc tế, tố giác rằng: “Lịch sử chiến tranh thế giới xưa nay dù người ta có sử dụng vô số các âm mưu thủ đoạn nào để đạt mục tiêu đi chăng nữa, nhưng chưa bao giờ sử dụng phương thức xuất cảng cô nhi như chính phủ mới đây. Chúng tôi đau đớn mà tố giác rằng trong khi đời sống của 4.000 cô nhi đang bình lặng tại các cơ sở nghĩa dưỡng toàn quốc, thì chính phủ Sài Gòn do sự khuyến khích của Tòa Đại sứ Mỹ đã bất ngờ đưa hết số cô nhi trên về Sài Gòn để chờ lên máy bay rời bỏ quê hương. Chúng tôi cũng gay gắt lên án các hội nghĩa dưỡng quốc tế tại Việt
Tài liệu này được phát tán nhanh chóng đi khắp nơi, nhất là những chỗ người ta đưa trẻ mồ côi tới, gây xôn xao lớn trong chính giới. Ông Nguyễn Văn Hàm cho biết, nhờ vào đó mà 30 năm sau, một đoàn làm phim đến TPHCM năm 2005 tìm gặp ông. Ông đã giới thiệu hai nhà đạo diễn người Australia, cô Trang Đài (gốc Việt) và cô Lake đến nhà ông Mai Chí Thọ cùng một số trí thức cũ thời đó để hỏi và tái hiện Babylift. Phim Babylift đã được trình chiếu ở
Cần nói thêm, một chi tiết thú vị khác: ông Nguyễn Văn Hàm gọi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng bằng cậu, nhưng mãi đến năm 1975 ông mới gặp được người cậu của mình, với danh nghĩa một Phó Chủ tịch UBND Cách mạng TPHCM khi cố Thủ tướng vào thăm thành phố. Tuy nhiên, lúc đó cố Thủ tướng không biết ông Hàm là cháu mình. Ông cũng không chịu nói ra quan hệ huyết thống ấy với cố Thủ tướng, vì e ngại, cậu mình đang giữ một vị trí quá lớn của đất nước, mình nói ra có người lại nghĩ mình trục lợi cá nhân. Chỉ đến khi cố Thủ tướng nghỉ hưu ông mới đến mà thưa: Cậu là cậu của cháu.
Trần Trung Sáng