Chủ tịch nước dự Lễ vinh danh và Kỉ niệm 250 năm sinh và 200 năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Phát biểu tại buổi lễ, ông Christian Manhart cho biết, bản thân ông rất vinh dự có mặt tham dự Lễ vinh danh và Kỉ niệm 250 năm sinh và 200 năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương ngay chính trên quê hương của bà. Đây là dịp tôn vinh cuộc đời, nhân cách đơn giản và quảng bá giá trị văn hóa của bà trong cộng đồng Quốc tế.
Tại kỳ họp lần thứ 41, Đại hội đồng UNSCO diễn ra tại Paris vào tháng 11-2021, 193 thành viên đã nhất trí thông qua Nghị quyết rằng UNESCO sẽ cùng tham gia vinh danh và Kỉ niệm 250 năm sinh và 200 năm mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Hồ sơ đề nghị của Việt Nam đã được nhiều Quốc gia thành viên ủng hộ và đã thuyết phục được 193 thành viên của UNESCO bởi nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã là một trong những nữ nhà thơ tiêu biểu của Châu Á.
Ông Christian Manhart nhấn mạnh, Hồ Xuân Hương là con người đi trước thời đại, dùng ca từ của mình để đấu tranh cho quyền bình đẳng giới và quyền con người. Thơ ca của bà thể hiện tư tưởng sâu sắc, niềm khát khao về quyền sống, quyền công bằng, quyền yêu thương và hạnh phúc dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là người phụ nữ.
UNESCO tin tưởng rằng, mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính chính là cản trở xây dựng một tương lai hòa bình và bền vững dù đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua nhưng khoảng cách về giới vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Một trong số đó chính là khoảng cách về sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đối với trẻ em và phụ nữ. Đó là lí do vì sao bình đẳng giới tiếp tục là một trong 2 ưu tiên hàng đầu của UNESCO trên toàn cầu.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Làng Quỳnh - quê hương bà là nơi sản sinh ra những ông nghè, ông cống lừng danh thiên hạ. Bà lớn lên trong một bối cảnh lịch sử đất nước đầy biến động đã tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp xã hội, làm thay đổi số phận biết bao người, trong đó có bà. Đương thời nữ sĩ Hồ Xuân Hương ít được học hành, chủ yếu “Nữ công gia chánh” với “Tam tòng tứ đức” nhưng chúng ta thấy một Hồ Xuân Hương hoàn toàn khác, xuất thân từ dòng dõi nhà nho, khoa bảng, bà được học hành bài bản và tự mình đi theo một con đường riêng, giám đứng lên chống lại những bất công trong xã hội.
Chủ tịch nước khẳng định, Hồ Xuân Hương là bậc nữ sĩ kì tài, là hiện tượng đặc sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.Thơ của bà ấn chứa snhiều vấn đề sâu sắc, phức tạp, nhiều vấn đề đột phá, thể hiện tính chất phong tình, vừa mang tinh thần phản kháng mạnh mẽ, thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân bản, mang tính nhân loại sâu sắc, đấu tranh đòi quyền sống, quyền yêu đương của con người mà trước hết là người phụ nữ… Hồ Xuân Hương giám thực hiện đấu tranh cho quyền phụ nữ, phản kháng quyết liệt, chia sẻ tận cùng với số phận bất hạnh của nữ giới trong xã hội cũ…
Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc UNESCO công nhận, tôn vinh những giá trị và ý nghĩa nhân văn cao đẹp, trường tồn trong tư tưởng, nhân cách Hồ Xuân Hương cũng chính là tôn vinh nét đẹp trong tâm hồn, trí tuệ, nhân văn, bác ái của con người Việt Nam. Điều này thêm lần nữa khẳng định, những giá trị tốt đẹp trong cốt cách con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đã và đang hoà chung dòng chảy văn hoá nhân loại, cũng như làm giàu hơn, phong phú hơn cho văn hoá thế giới.
Tại buổi lễ, Ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam trao Nghị quyết số 41C/15 của UNESCO vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh (1772-1822) Nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Việt Nam cho lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, tỉnh Nghệ An.
Dương Hóa