Đà Nẵng điều chỉnh tăng giá đất hàng ngàn tuyến đường

Thứ hai, 23/06/2025 15:10

Tại kỳ họp thứ 24 diễn ra hôm nay, 23-6, Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng sẽ xem xét tờ trình điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất trên địa bàn thành phố.

Giá đất gần 3.000 tuyến đường đô thị tại Đà Nẵng được điều chỉnh tăng.
Giá đất gần 3.000 tuyến đường đô thị tại Đà Nẵng được điều chỉnh tăng.

Theo đó, tỷ lệ bình quân giá đất điều chỉnh tăng mạnh so với bảng giá đất tại quyết định 59/2024. Đối với 2.989 tuyến đường đô thị đã được đặt tên, có hơn 2000 tuyến đường tăng giá từ 14-50%; hơn 700 tuyến đường tăng từ 50-100%; khoảng 150 tuyến đường tăng từ 100-140%. Cá biệt, đường Võ Chí Công (đoạn từ cầu Khuê Đông đến Mai Đăng Chơn) tăng 151%, từ 16,69 triệu đồng/m² lên 41,86 triệu đồng/m². Đường Mai Đăng Chơn (đoạn từ Trần Đại Nghĩa đến Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm) tăng 156%, từ 13,48 triệu đồng/m² lên 34,5 triệu đồng/m². Đường Minh Mạng (đoạn 20m) tăng 142%, từ 24,85 triệu đồng/m² lên 60,06 triệu đồng/m².

Đặc biệt, tuyến đường có giá đất cao nhất hiện nay là đường Bạch Đằng (đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Văn Linh), được điều chỉnh lên tới 340,97 triệu đồng/m², tăng gần gấp đôi so với bảng giá cũ. Tính theo địa bàn khu vực thì quận Ngũ Hành Sơn tăng trung bình 172%, huyện Hòa Vang tăng 170%, Liên Chiểu 140%, Cẩm Lệ 154%, Thanh Khê và Hải Châu từ 125% đến 129%. Các tuyến đường chưa đặt tên trong khu dân cư cũng được cập nhật giá mới để thống nhất quản lý. Ngoài đất ở, lần điều chỉnh này còn bổ sung loại hình "đất chợ dân sinh, chợ đầu mối" với giá bằng 60% so với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp - nhằm đảm bảo đầy đủ khung pháp lý phục vụ quản lý đất tại các vị trí đặc thù.

Theo UBND TP Đà Nẵng, sau khi rà soát và đối chiếu thực tế, giá đất trên thị trường tự do cao hơn bảng giá cũ từ 20% đến hơn 150%, gây khó khăn trong công tác tính thuế, bồi thường giải phóng mặt bằng và tiềm ẩn thất thu ngân sách. Việc ban hành bảng giá đất lần này là bước chuẩn bị cần thiết trước khi TP Đà Nẵng áp dụng bảng giá đất mới từ 1-1-2026, phù hợp với Luật Đất đai 2024 và cơ cấu đơn vị hành chính sau sáp nhập từ 1-7-2025.

HẢI QUỲNH

Khó khăn, vướng mắc về đất đai, các dự án của Đà Nẵng được tháo gỡ bằng cơ chế, chính sách đặc thù

Quốc hội vừa ra Nghị quyết 170 về cơ chế chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Cùng với TPHCM và Khánh Hòa, Đà Nẵng cũng sẽ có hướng giải quyết những khó khăn tồn tại từ hơn 10 năm qua.

Cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ đất đai, dự án tại Đà Nẵng sẽ được thực hiện như thế nào?

Quốc hội vừa ra Nghị quyết 170 về cơ chế chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP Đà Nẵng.

Tập trung gỡ vướng mặt bằng cho các dự án động lực

Việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng vừa trực tiếp giải ngân vốn đầu tư công (vốn đền bù giải tỏa) vừa góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân phần vốn xây lắp các công trình, dự án, tạo động lực tăng trưởng, phát triển cho thành phố.

Tại sao nhiều dự án bất động sản tại Quảng Nam... “bất động“?

Hiện nay, nhiều dự án bất động sản ở Quảng Nam gần như dừng hẳn việc thi công. Một số khu đô thị chỉ còn một vài hạng mục là hoàn thành dự án cũng trong tình trạng bất động. Ngoài yếu tố thị trường đang đi xuống, liệu còn nguyên nhân nào khác?