ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2008
I- KHU CÔNG AN QUẬN THANH KHÊ: có 01 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Huỳnh Ngọc Huệ, điểm cuối là tường rào Sân bay Đà Nẵng: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 780m, rộng 5,5m; vỉa hè bằng bê tông xi măng, một bên rộng 5m và một bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: TRẦN XUÂN LÊ
TRẦN XUÂN LÊ (1910- 1982)
Trần Xuân Lê quê ở phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, ông hoạt động trong tổ chức thanh niên phản đế Thanh Khê, cùng các ông Hồ Văn Mầu, Lê Quốc Cơ, Phạm Văn Đoan, Trần Ty, Nguyễn Thành Long…
Năm 1932, ông bị Pháp bắt và xử đày đi biệt xứ 40 năm, nhưng sau đó đã trốn trại tù, trở về tiếp tục hoạt động cách mạng.
Tháng 8/1940, tại trường Thanh Huy (trên địa bàn quận Thanh Khê), ông Hồ Tỵ - Xứ uỷ viên Trung kỳ, đã tổ chức truyền đạt Nghị quyết của Đảng và thành lập Chi bộ Thanh Khê gồm 5 người, ông được cử giữ chức Phó Bí thư chi bộ (đây là chi bộ Đảng đầu tiên của quận Thanh Khê được thành lập).
Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt ngay tại nhà của mình và đưa đi giam tại nhà lao Con Gà- Đà Nẵng. Sau đó, bọn địch đưa ông đi giam tại các nhà lao: Hoả Lò, Sơn La cùng với một số người khác; từ Sơn La, chúng đưa ông đi Côn Đảo giam tại trại 6 khu B. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ông được trở về và tiếp tục tham gia cách mạng.Từ năm 1945 đến năm 1948: ông giữ chức vụ Bí thư huyện uỷ Ba Tri kiêm Bí thư Huyện uỷ Chợ Gạo, tỉnh Bến Tre. Từ năm 1948 đến năm 1953, ông được cử giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre. Từ năm 1953 đến năm 1956, ông được phân công về làm Bí thư Trường Quân chính và Dân quân Nam Bộ. Từ năm 1953 đến năm 1956, ông làm việc tại Xứ uỷ Nam Bộ.
Từ năm 1957 đến năm 1975, ông bị địch bắt tại Sài Gòn và đưa đi giam tại các nhà lao Tam Hiệp, Côn Đảo. Trong nhà lao Côn Đảo, ông là Uỷ viên Ban Chấp Hành Đảng bộ Nhà lao, trực tiếp chỉ đạo Đoàn Chiến Thắng 1 (do Đảng bộ nhà lao đặt tên cho các tổ chức trong nhà lao). Trong Nhà lao, mặc dù bị địch tra tấn vô cùng dã man, nhưng ông luôn thể hiện tinh thần kiên trung bất khuất của một người chiến sỹ cách mạng. Năm 1975, đất nước được hoà bình, thống nhất, ông trở về và được điều động về công tác tại Văn phòng đại diện Đảng và Chính phủ tại Khu V. Năm 1977, ông chuyển về công tác tại Ban tổ chức Trung ương. Ông mất năm 1982 tại Đà Nẵng.
(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng cung cấp)
II- ĐƯỜNG TỔ 1 - PHƯỜNG XUÂN HÀ: có 01 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đức Trung, điểm cuối là đường đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,75m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: BÀU LÀNG
Bàu Làng là tên gọi của một cái Bàu ở làng Thanh Khê trước đây, nay thuộc phường Xuân Hà. Đây là địa danh đã có từ lâu đời, quen thuộc với nhân dân địa phương. Hiện nay, nhân dân Tổ 1 phường Xuân Hà đề nghị đặt tên đường là đường Bàu Làng.
III- ĐƯỜNG NỘI BỘ TỔ 12B PHƯỜNG THỌ QUANG: có 01 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Phan Vinh, điểm cuối là kiệt tổ 12b Thọ Quang: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN GIA TRÍ
NGUYỄN GIA TRÍ (1908 - 1993)
Nguyễn Gia Trí quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Ông là một trong các hoạ sỹ hàng đầu của Việt
Ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1936, có các tác phẩm ban đầu mang ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và ấn tượng châu Âu. Từ những năm 40 của thế kỷ XX, ông chuyển qua sáng tác tranh sơn mài và tạo được một phong cách riêng, đưa loại tranh này lên một trình độ kỹ thuật cao, khẳng định vị trí quan trọng của nó trong nền hội hoạ đương đại.
Ngoài ra, ông còn là một hoạ sỹ biếm sắc sảo, là nhà đồ hoạ nổi tiếng với các tranh khắc và các minh hoạ sách báo phóng khoáng đầy chất hiện thực.
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
IV- KHU DÂN CƯ THANH LỘC ĐÁN (CẠNH CẦU PHÚ LỘC): có 03 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m ven sông, điểm cuối là khu dân cư đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 327m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN CAO
NGUYỄN CAO (1828 – 1887)
Ông người làng Cách Bi, nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Ông đỗ giải nguyên khoa Đinh Mão (1867), từng làm Bố chánh Thái Nguyên. Khi giặc Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông bỏ quan, tổ chức khởi nghĩa chống Pháp. Nghĩa quân Nguyễn Cao đã từng tập kích vào khu vực Đồn Thủy- lúc đó là đầu não của chính quyền Pháp tại Hà Nội. Tới năm 1886, vì lực lượng yếu, ông phải lánh về vùng Sơn Lãng (nay là huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây).
Ngày 4- 4- 1887, giặc Pháp lùng sục tới đây và bắt ông đem về Hà Nội tra khảo, ông đã tự đâm vào bụng, moi ruột tự tử vào ngày 14 – 4 – 1887, hưởng dương 59 tuổi.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
2- Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m ven sông, điểm cuối là đường số 3 (dự kiến đặt tên là Đặng Đình Vân): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 254m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN HUY LƯỢNG
NGUYỄN HUY LƯỢNG (…. - 1808)
Ông quê ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, chưa rõ ông sinh năm nào.
Ông đỗ Hương cống, giữ chức Phụng nghi ở Bộ Lễ dưới thời Lê- Trịnh, sau ra làm quan nhà Tây Sơn, ông đã đóng góp to lớn trong việc phò giúp nhà Tây Sơn, được phong tới chức Hữu thị lang Bộ Hộ, tước Chương Lĩnh Hầu.
Ông còn là nhà thơ có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Khi vua Quang Toản nhà Tây Sơn dời đô từ Phú Xuân ra Thăng Long, ông viết tác phẩm Tụng Tây Hồ phú, ca ngợi cảnh đẹp Hồ Tây và cũng là ca ngợi nhà Tây Sơn.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
3- Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối là đường 7,5m ven sông: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 207m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG ĐÌNH VÂN
ĐẶNG ĐÌNH VÂN (1928 - 1972)
Đặng Đình Vân quê ở xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.
Năm 17 tuổi, ông tham gia cách mạng, năm 18 tuổi, ông nhập ngũ vào Trung đoàn 108, Liên khu V, rồi làm Đại đội trưởng đại đội trinh sát 814, Liên khu V; năm 1954, tập kết ra Bắc trong biên chế sư đoàn 305- Bộ Tổng tham mưu.
Năm 1959, ông về Nam chiến đấu, làm Trưởng Ban quân báo Quân Khu V; từ năm 1965 cho đến ngày hy sinh, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chỉ huy phó, Tham mưu trưởng Quận Nhì, Tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Quảng Đà kiêm Bí thư quận Nhì .
Ông được tặng thưởng Huân chương Quân công Hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba cùng nhiều Huân chương khác và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1995.
(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng cung cấp)
V- KHU DÂN CƯ THỌ QUANG MỞ RỘNG: có 03 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Phan Vinh, điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 395m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: LÊ TẤN TRUNG
LÊ TẤN TRUNG
Ông quê xã Lỗ Hiền, phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hoá), thuộc đạo Thừa tuyên Nghệ An, không rõ năm sinh, năm mất của ông. Ông là võ tướng và nhà doanh điền đời Lê Thánh Tông (1460-1479), tước Triệu Quốc Công; Ông có công khai khẩn đất Quảng Nam, lập làng Trường Xuân, tổng Chiên Đàn trung, huyện Lệ Dương, phủ Thăng Hoa, đạo Quảng Nam, là tiền hiền của làng Trường Xuân (ngày nay là phường Trường Xuân, thành phố Tam Kỳ).
Ông xuất thân là hoàng tôn nhà Lê; năm Canh Thân 1470, ông tháp tùng vua Lê Thánh Tông đi bình Chiêm; sau khi chiến thắng, nhà vua cho rút quân về, ông được phong tước Bình Chiêm Triệu Quốc Công, giao cho trấn thủ châu Lệ Dương (nay là các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ…) tỉnh Quảng Nam. Tại đây, ông mộ dân khai hoang lập ấp, mở mang vùng đất có tên là Quảng Nam vào buổi đầu mở cõi, trở nên một vùng trù phú có nhiều tiềm năng của đất nước.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
2- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 3 (dự kiến đặt tên là Nguyễn Thị Hồng), điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 269m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN CHẾ NGHĨA
NGUYỄN CHẾ NGHĨA
Ông là danh tướng đời Trần, quê làng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hưng Yên. Không rõ năm sinh, năm mất của ông.
Thuở trẻ, ông đầu quân dưới trướng Phạm Ngũ Lão, đánh thắng quân Nguyên ở ải Chi Lăng khiến quân giặc khiếp sợ.
Sau khi thắng quân Nguyên, ông được triều đình cho trấn giữ đất Lạng Sơn (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn) với chức Khống Bắc đại tướng quân, tước Nguyễn Xuyên hầu.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
3- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt là Lê Tấn Trung), điểm cuối là đường 10,5m đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 360m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THỊ HỒNG
NGUYỄN THỊ HỒNG (1925 – 1968)
Nguyễn Thị Hồng quê ở xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam , tham gia cách mạng năm 1954. Khi hi sinh, bà là Huyện ủy viên, Hội trưởng Hội phụ nữ huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam , đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam .
Từ năm 1954 đến năm 1965, bà là một trong những đầu mối cơ sở hoạt động sớm nhất ở địa phương, trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi giấu cán bộ lãnh đạo hoạt động bí mật tại địa phương. Bà bị địch bắt 11 lần và tra tấn dã man; bị giam giữ qua nhiều nhà tù ở Điện Phong, Vĩnh Điện, Hội An, song bà vẫn một lòng với cách mạng, không khai báo, bảo đảm bí mật. Năm 1968, bà vận động và dẫn đầu đoàn quân hơn 1000 người gồm nhân dân các xã quanh vùng xuống đường đấu tranh trực diện với địch. Địch cho quân lính ngăn chặn và bắn vào đoàn, bà bị trúng đạn và hy sinh.
Bà đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1994.
(Nguồn: Anh hùng Lượng lượng Vũ trang Nhân dân, NXB Quân đội nhân dân)
VI- KHU DÂN CƯ SỐ 1 NGUYỄN TRI PHƯƠNG: có 05 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Trưng Nữ Vương, điểm cuối là đường số 4 (dự kiến đặt tiếp tên Nguyễn Khoái): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: GIANG VĂN MINH
GIANG VĂN MINH (1573 - 1637)
Giang Văn Minh quê ở làng Mộng Phụ, xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Thành phố Hà Nội).
Năm 1628, ông đỗ Thám hoa và làm quan đến chức Tự khanh, tước Hầu. Năm 1637, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh với chủ đích là đấu tranh bỏ việc dâng lễ cống nạp người đúc bằng vàng. Bằng nhiều lý lẽ có tính kiên quyết và mềm mỏng, ông đã đạt được mục đích trên. Tương truyền, trong lúc mạn đàm, khi nói tới nước
(Nguồn: Nguyễn Thế Long: Bang giao Đại Việt triều Lê - Mạc – Lê Trung Hưng, NXB Thanh Niên)
2- Đoạn đường có điểm đầu là đường Trưng Nữ Vương, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên. Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN SÚY
NGUYỄN SÚY (.... - 1413)
Ông là liệt sĩ kháng Minh, không rõ năm sinh, quê ở Thuận Châu, thuộc đạo Thừa tuyên Thuận Hóa (nay là từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Thừa Thiên - Huế). Khi giữ chức Thái phó, ông cùng với Thái bảo Nguyễn Cảnh Dị, Đồng Bình Chương sự Đặng Dung, suy tôn Trần Quý Khoáng là cháu Vua Trần Nghệ Tông lên làm vua (tức Trùng Quang Đế), tiến hành khởi nghĩa vào năm 1409 để đánh quân Minh và thắng nhiều trận lớn ở Hạ Hồng (Ninh Giang), Mô Độ (Ninh Bình). Đến năm 1413, tướng nhà Minh là Trương Phụ tập trung quân thuỷ và quân bộ mở cuộc tiến công lớn vào phía nam, đánh bại lực lượng kháng chiến của Trần Quý Khoáng ở Tân Bình, Thuận Hoá, ông và Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung cùng Trần Quý Khoáng đều bị bắt vào tháng 12 năm 1413. Trên đường đưa về Yên Kinh, Trần Quý Khoáng bị chết, ông cùng với Đặng Dung nhảy xuống biển tự tử.
(Nguồn: 1- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá). 2- Trương Hữu Quýnh (Chủ biên): Đại cương Lịch sử Việt
3- Đoạn đường có điểm đầu là đường Trưng Nữ Vương, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 650m, rộng 5.5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN TRÁC
NGUYỄN TRÁC (1904 - 1986 )
Nguyễn Trác quê ở xã Điện Hoà, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Năm 1930, ông làm công cho hãng buôn Charner ở Sài Gòn, tháng 7-1930 được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Chi bộ của hãng. Ba tháng sau, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ. Tháng 1-1931, ông bị địch bắt, bị kết án 10 năm và đày đi Côn Lôn. Tháng 7-1936, ông được đại xá; trở về ông tiếp tục xây dựng cơ sở Đảng ở Quảng Nam và các tỉnh khác; được bầu vào Xứ uỷ Trung kỳ kiêm Bí thư Đảng bộ tỉnh Quảng Nam cho đến cuối năm 1938 thì bị bắt lại và đày đi Quy Nhơn, Ban Mê Thuột và đưa đi an trí ở Dakto (Kontum) cho đến năm 1945. Từ sau cách mạng tháng 8-1945 đến 1979, ông từng giữ các chức vụ: Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Thường vụ Ủy ban khởi nghĩa Đà Nẵng, Giám đốc Tư pháp Liên khu 4, Giám đốc Vụ Hình hộ Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương.
Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Hồ Chí Minh.
(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng cung cấp)
4- Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hữu Thọ, điểm cuối là đường số 5 (dự kiến đặt tên là Ngô Thế Vinh): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 167m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN KHOÁI
5- Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối là đường số 3 (dự kiến đặt là Nguyễn Trác): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 414m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị tên đường: NGÔ THẾ VINH
NGÔ THẾ VINH (1803 - 1856)
Ngô Thế Vinh là danh sĩ thời Minh Mạng, quê ở làng Bái Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Năm 1829, ông đỗ tiến sĩ, làm quan đến Lang trung Bộ Lễ. Do phạm lỗi khi làm giám khảo trường thi Hà Nội, nên ông bị cách chức, về nhà dạy học và đã đào tạo rất nhiều nhân tài cho đất nước lúc đương thời.
Ông có đề tựa và phê bình sách Ức trai di tập. Ngoài ra, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm xuất sắc như Trúc Đường Chu dịch, Bái Dương thi tập, Nữ huấn tân thư….
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
VII- KHU DÂN CƯ AN HẢI BẮC (SƠN TRÀ): có 06 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Khúc Hạo, điểm cuối là đường Nguyễn Trung Trực: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: THẾ LỮ
THẾ LỮ (1907 - 1989)
Thế Lữ là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu, tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh trong một gia đình viên chức nhỏ.
Năm 1928, tốt nghiệp bằng Thành chung, ông thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Năm 1932, ông tham gia và trở thành cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn, viết cho các báo Phong Hoá, Ngày Nay.
Năm 1937, ông tham gia hoạt động sân khấu. Kháng chiến bùng nổ, ông lên Việt Bắc, là Uỷ viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn sân khấu Việt Nam. Từ 1957, ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt
Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2001.
(Nguồn: 1- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá). 2- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
2- Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Thiêm, điểm cuối là đường Nguyễn Tuân: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN HẢI 1
3- Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Chí Diểu, điểm cuối là đường 5,5m đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 211m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN HẢI 2
4- Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Thiêm, điểm cuối là đường số 3 (dự kiến đặt tên là đường An Hải 2): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN HẢI 3
5- Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Thiêm, điểm cuối là đường số 3 (dự kiến đặt tên là đường An Hải 2): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN HẢI 4
6- Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Việt, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 256m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG DU
ĐÔNG DU là tên gọi một phong trào du học Nhật Bản và vũ trang chống Pháp do các ông Phan Bội Châu và Nguyễn Thành khởi xướng vào năm 1904, với sự tham gia ủng hộ của các ông Cường Để, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân.
Năm 1905, phong trào Đông Du đã vận động được một số học sinh sang học tại Nhật Bản và vận động mua khí giới về giúp cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám chống Pháp.
Từ năm 1907 đến năm1908, khi thấy phong trào Đông du lớn mạnh, Pháp tác động đến Nhật để Nhật trục xuất tất cả học sinh và các lãnh đạo phong trào Đông Du ra khỏi đất Nhật. Phong trào từ đó suy yếu rồi tan rã.
VIII- KHU TÁI ĐỊNH CƯ HOÀ MỸ: có 07 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 5 (dự kiến đặt tên đường là Thích Quảng Đức), điểm cuối là đường số 6 (dự kiến đặt tên là Lý Chính Thắng): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HOÀ MỸ 1
2- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoà Mỹ 1), điểm cuối là đường số 7 (dự kiến đặt tên là đường Nguyễn Khắc Nhu): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HOÀ MỸ 2
3- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoà Mỹ 1), điểm cuối là đường số 7 (dự kiến đặt tên là đường Nguyễn Khắc Nhu): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HOÀ MỸ 3
4- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoà Mỹ 1), điểm cuối là đường số 7 (dự kiến đặt tên là đường Nguyễn Khắc Nhu): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 3,75m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HOÀ MỸ 4
5- Đoạn đường có điểm đầu là đường Tôn Đức Thắng, điểm cuối là đường dọc kênh đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 445m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: THÍCH QUẢNG ĐỨC
THÍCH QUẢNG ĐỨC (1897 - 1963)
Ông nguyên tên là Lâm Văn Tuất, hay còn gọi là Bồ tát Quảng Đức, quê ở làng Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Năm lên 7 tuổi, ông bắt đầu đi tu, năm 15 tuổi thọ Sa di, năm 20 tuổi, thọ Tỳ kheo với Pháp danh là Thị Thuỷ, Pháp tự là Hành Pháp, Pháp hiệu là Thích Quảng Đức. Sau khi thọ giới Tỳ kheo, ông lập chùa trên núi thuộc huyện Ninh Hoà (tỉnh Khánh Hoà), gọi là Thiện Lộc hay Thiên An Tự.
Năm 1932, nhân An Nam Phật học hội ra đời, ông được mời làm Chứng minh Đạo sư tại Chi hội Phật học Ninh Hoà, sau đó lãnh chức Kiểm tăng của Giáo hội Khánh Hoà.
Năm 1943, ông vào Miền
Năm 1953, ông giữ chức Trưởng Ban nghi lễ của Giáo hội Tăng già Nam Việt kiêm Trụ trì các chùa Phước Hoà và Quán Thế Âm.
Ngày 20 tháng 4 Âm lịch 1963, trong cuộc tuần hành của hơn 1000 Tăng ni, Phật tử, ông đã phát nguyện tự thiêu đòi bình đẳng tôn giáo, chống đàn áp Phật giáo, đòi Mỹ - Nguỵ thực hiện quyền tự do dân chủ. Sự ra đi của ông đã dấy lên phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ chống lại chế độ Mỹ - Nguỵ ở khắp các đô thị miền
Ông là vị Cao tăng chân tu, có nhiều công lao trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam Việt
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
6- Đoạn đường có điểm đầu là đường Tôn Đức Thắng, điểm cuối là đường số 5 (dự kiến đặt tên là Thích Quảng Đức): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 398m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: LÝ CHÍNH THẮNG
LÝ CHÍNH THẮNG (… - 1946)
Lý Chính Thắng là liệt sĩ cách mạng, quê ở Hà Tĩnh, vào Nam sinh sống và tham gia cách mạng, chưa rõ năm sinh của ông. Lúc đầu, ông tham gia tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội; năm 1930, ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động tích cực, trải qua các cấp uỷ từ Chi bộ lên đến Thành uỷ viên kiêm Thư ký Công đoàn Sài Gòn – Gia Định năm 1945. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến bùng nổ, từ tháng 11 – 1945, lực lượng ta rút về An Phú Đông, ông lập trạm đón tiếp công nhân từ thành phố ra và phụ trách tờ báo Cảm Tử của quân đội. Tháng 3 – 1946, quân Pháp tấn công An Phú Đông lần thứ hai, quân ta chống cự rất anh dũng từ sáng đến chiều, đẩy lui được địch, giết chết 100 tên, bên ta 20 chiến sĩ hy sinh. Lý Chính Thắng bị thương nặng, được đem vào nhà thương Chợ Rẫy và mất ở đó.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
7- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 5 (dự kiến đặt tên là Thích Quảng Đức), điểm cuối là đường đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 448m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN KHẮC NHU
NGUYỄN KHẮC NHU (1881 - 1930)
Ông còn có tên là Xứ Nhu, hiệu Song Khê, quê ở làng Song Khê, tỉnh Bắc Ninh.
Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, thuở nhỏ theo đường khoa cử, năm 1912, thi đỗ đầu tỉnh nên đương thời gọi là “Đầu Xứ Nhu”, gọi tắt là Xứ Nhu.
Năm 1927, sau khi ở Trung Quốc về nước, ông với các đồng chí của mình tổ chức nhiều cuộc tập kích đồn giặc ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại…Khi Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập, ông được mời tham gia, rồi được các đảng viên bầu làm “Trưởng ban lập pháp”. Đến năm 1929, nhân vụ ám sát tên trùm mật thám Bazin bị vỡ lở, ông và Nguyễn Thái Học trốn thoát, rút lui vào hoạt đông bí mật. Sau đó, “Hội đồng đề hình” kết án vắng mặt ông 10 năm cầm cố.
Năm 1930, ông được Đảng phân công trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa ở Lâm Thao, Hưng Hóa, Việt Trì. Cuộc khởi nghĩa thất bại vì các lực lượng ở các nơi không cùng nổi dậy một lúc nên địch có điều kiện phản công. Trước sức đánh trả của giặc Pháp ở Hưng Hóa, ông bị trúng đạn, nhưng vẫn tìm đường trốn thoát. Giữa đường ông dùng lựu đạn tự tử nhưng không chết. Ông bị giặc bắt, trên đường giải về trại giam ông nhảy xuống sông tự tử, nhưng lại được vớt lên, đem về giam tại Hưng Hóa. Tại đây, ông đập đầu vào tường nhà giam chết, nhằm ngày 11-2-1930, hưởng dương 49 tuổi.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
IX- KHU DÂN CƯ SỐ 4 NGUYỄN TRI PHƯƠNG: có 12 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Đăng Lưu, điểm cuối là đường số 3 (dự kiến đặt tên là Huy Cận): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 414m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HỒ BIỂU CHÁNH
HỒ BIỂU CHÁNH (1884 – 1958)
Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, hiệu là Thứ Tiên, quê quán làng Bình Thành, huyện Đức Hoà, tỉnh Tiền Giang.
Thời Pháp thuộc, ông làm Đốc phủ sứ, Phó đốc lý thành phố Sài Gòn, rồi về hưu năm 1940. Năm 1942, ông làm Giám đốc “Nam kỳ tuần báo” và “Đại Việt tạp chí”. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm Đổng lý Văn phòng của Thủ tướng “Nam kỳ quốc” Nguyễn Văn Thinh do thực dân Pháp dựng lên.
Tác phẩm đầu tay của ông là cuốn “U tình lục” xuất bản năm 1909. Ông có đến 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn, 28 tập khảo cứu, phê bình và các tập ký.
Tác phẩm của ông phần nhiều đề cập về đạo đức, nói lên sự đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, kết thúc là sự chiến thắng của cái tốt, cái chính nghĩa. Ông thường xây dựng nhân vật có tính cao thượng, nghĩa hiệp.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
2- Đoạn đường có điểm đầu là đường Núi Thành, điểm cuối là đường Nguyễn Hữu Thọ: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1430m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: TỐ HỮU
TỐ HỮU (1920 - 2002)
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, (nay thuộc xã Quảng Thọ), huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi ông đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Tháng 4 - 1939, ông bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao Miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3-1942, ông vượt ngục Đak Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên- Huế. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng (1951); Ủy viên Ban Bí thư (từ 1958-1980); Ủy viên Bộ chính trị (từ 1976-1986); Trưởng ban Tuyên huấn, Khoa giáo; Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương; Trưởng ban Thống nhất (1974-1975); Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 – 1986).
Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981); Ta với ta (thơ, 2000); Nhớ lại một thời (hồi kí, 2000)....
Giải thưởng văn học: Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt
Ông được tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Sao Vàng.
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
3- Đoạn đường có điểm đầu là đường Núi Thành, điểm cuối là đường Lý Nhân Tông: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1420m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HUY CẬN
HUY CẬN ( 1919 - 2005)
Huy Cận quê ở xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ đầu năm 1942, vừa học tại Trường Nông lâm, ông vừa tham gia hoạt động bí mật và làm thơ, viết văn. Cuối tháng 7-1945, ông tham dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào và được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc (sau mở rộng thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Ông là Bộ trưởng Canh nông và Thanh tra đặc biệt của Chính phủ lâm thời; năm 1946, là Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Thứ trưởng Bộ Canh nông (12-1946 đến 7-1947), rồi Thứ trưởng Bộ Kinh tế (1947-1949); từ 1949 đến 1955: Thứ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ; từ 1955-1984: Thứ trưởng Bộ Văn hóa; từ tháng 9-1984: Bộ trưởng Đặc trách công tác Văn hóa – Thông tin thuộc Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông còn là Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt
Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Lửa thiêng (thơ, 1940); Vũ trụ ca (thơ, 1942); Kinh cầu tự (văn xuôi, 1942); Tính chất dân tộc trong văn nghệ (nghiên cứu, 1958); Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958); Đất nở hoa (thơ, 1960); Bài thơ cuộc đời (thơ, 1963); Phù Đổng Thiên Vương (thơ, 1968); Những năm sáu mươi (thơ, 1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973); Văn hóa và chính sách văn hóa ở CNXHCN Việt Nam (viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Paris, 1985)…
Nhà thơ Huy Cận đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật (đợt 1, 1996) và được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cùng nhiều Huân chương cao quý khác.
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
4- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 11 (dự kiến đặt tên là Hà Huy Giáp), điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 250m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: CA VĂN THỈNH
CA VĂN THỈNH (1902 – 1987)
Ca Văn Thỉnh quê ở xã Tân Bình Thành, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư rồi làm Đốc học Bến Tre.
Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại tỉnh Bến Tre, sau đó làm Uỷ viên Uỷ ban hành chính Nam Bộ. Năm 1946, ông ra Bắc nhận nhiệm vụ làm Quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Năm 1952, ông vào Nam, làm Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam. Sau đó, ông ra Bắc lần thứ hai, làm công tác ngoại giao, từ 1959 làm Giám đốc Thư viện Trung ương.
Sau năm 1975, ông làm Viện trưởng Viện KHXH miền Nam.
Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương. Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: Văn chương yêu nước Nam Bộ, Hào khí Đồng Nai...
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
5- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 11 (dự kiến đặt tên là Hà Huy Giáp), điểm cuối là đường số 3 (dự kiến đặt tên là Huy Cận): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG BÁ TRẠC
DƯƠNG BÁ TRẠC (1884 – 1944)
Dương Bá Trạc tên hiệu là Tuyết Huy, quê ở làng Phú Thị, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Năm 16 tuổi, ông đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan mà tham gia phong trào Duy Tân. Năm 1904, ông đã cùng với Phan Châu Trinh vào mật khu Yên Thế để bàn việc cứu nước với Hoàng Hoa Thám; sau đó, cùng với các nhà nho yêu nước khác đảm nhận giảng dạy tại trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, tham gia ban biên soạn giáo khoa cùng với các ông Lê Đại, Lương Trúc Đàm, Võ Hoàng…Năm 1908, ông bị giặc Pháp bắt kết án 15 năm tù biệt xứ và đày ra Côn Đảo. Năm 1943, khi quân đội Nhật vào Đông Dương, ông bị giặc bắt và đưa đi Singapor. Năm 1944, ông bị bệnh ung thư và chết ở đó.
Ông sáng tác nhiều tác phẩm như: Tiếng gọi đàn, Nét mực tình, Chữ Nho học lấy, Chức trách sĩ lưu.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
6- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 12 (dự kiến đặt tên là Hàn Thuyên), điểm cuối là đường Nguyễn Khánh Toàn: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 284m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN PHẨM
NGUYỄN PHẨM (1900 – 1990)
Nguyễn Phẩm là Nghệ sĩ tuồng xuất sắc, quê ở xã Điện Minh, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, các vai diễn nổi tiếng của ông là: Vua Đói (Lý Phụng Đình), Quan Công (Tam Quốc), Vua Trụ (Trầm Hương Các), Lý Khắc Minh (Tam Nữ Đồ Vương), Thiện Công (Lý Phụng Đình)…Ông được Nhà nước phong tặng Danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân Dân” năm 1988.
(Nguồn: Nguyễn Lộc (Chủ biên): Từ điển Nghệ thuật Hát Bội Việt
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường đường số 12 (dự kiến đặt tên là Hàn Thuyên), điểm cuối là đường Nguyễn Khánh Toàn: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 284m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGÔ THỊ LIỄU
NGÔ THỊ LIỄU (1908 – 1984)
Ngô Thị Liễu là nữ Nghệ sỹ tuồng xuất sắc, quê ở Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Bà có năng khiếu về nghệ thuật tuồng từ rất sớm. Năm 13 tuổi, bà đã thể hiện tốt vai Bạch xà trong vở Thanh Xà Bạch Xà.
Bà đã có hơn 60 năm gắn bó với sân khấu nghệ thuật tuồng, đã thể hiện thành công cả các vai đào và kép. Ngoài 60 tuổi, bà vẫn thể hiện tốt vai kép con Quách Hải Thọ trong vở Bao Công xử án Quách Hoè. Từ năm 1954, bà đã tham gia giảng dạy nhiều thế hệ diễn viên tuồng.
Bà được Nhà nước phong danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân” năm 1984.
(Nguồn: Nguyễn Lộc (Chủ biên): Từ điển Nghệ thuật Hát Bội Việt
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 30 Tháng 4, điểm cuối là đường 21m đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 885m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HUỲNH TẤN PHÁT
HUỲNH TẤN PHÁT (1913 - 1989)
Huỳnh Tấn Phát quê ở xã Tân Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc Tỉnh Bến Tre.
Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1938, hoạt động trong Tổng hội sinh viên Đông Dương và Hội Ái hữu sinh viên Nam Kỳ.
Năm 1943, ông là Chủ nhiệm Tuần báo “Thanh niên”. Tháng 3 năm 1945, ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông cùng một số trí thức Nam Bộ tham gia cướp chính quyền ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, được bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Ban Thường trực Quốc hội. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ ông công tác bí mật ở Sài Gòn, bị Pháp bắt giam ở Khám lớn Sài Gòn. Năm 1949, ông ra chiến khu, giữ chức Ủy viên Uỷ ban kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, trực tiếp phụ trách Đài phát thanh tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do.
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục hoạt động ở miền Nam; năm 1957, ông là Thành uỷ viên Thành uỷ Sài Gòn, Uỷ viên Uỷ ban lâm thời Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Từ năm 1962, ông là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng của Sài Gòn - Gia Định. Năm 1969, ông là Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam.
Năm 1976 đến năm 1981, ông là Phó Thủ tướng Chính phủ, có thời gian kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban xây dựng cơ bản nhà nước. Năm 1983, ông làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ông liên tục là đại biểu Quốc hội các khoá VI, VII, VIII.
Tại Đại hội lần thứ III của Hội kiến trúc sư Việt Nam, ông được bầu làm Chủ tịch Hội, đã chỉ đạo và tham gia nghiên cứu sáng tác nhiều công trình lớn như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung thiếu nhi Hà Nội, nhà ga sân bay quốc tế Nội Bài.
Ông mất năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh; được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996 và được truy tặng Huân chương Sao Vàng năm 2005.
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường số 12 (dự kiến đặt tên là Hàn Thuyên), điểm cuối là đường Nguyễn Khánh Toàn: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 265m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: LÊ ĐẠI
LÊ ĐẠI (1875 - 1952)
Tên tự của ông là Siêu Tùng, hiệu là Từ Long, quê ở làng Thịnh Hào, huyện Hoàn Long, tỉnh Nam Định.
Năm 1906, ông cùng với một số bạn như Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc, dưới sự lãnh đạo của Lương Văn Can và Nguyễn Quyền tham gia vào việc mở trường Đông Kinh nghĩa thục. Ông chịu trách nhiệm phần dịch thuật tác phẩm của các nhà cách mạng như Phan Bội Châu (như Hải ngoại huyết thư)… để cổ động tuyên truyền cho phong trào Đông Du.
Năm 1909, sau vụ Hà Thành đầu độc, do bị khủng bố, trường đóng cửa, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai chung thân và đày đi Côn Đảo
Năm 1926, ông được tha, trở về Hà Nội, ông mở cửa hiệu viết câu đối để làm kế sinh nhai. Ông mất năm 1951 tại Hà Nội.
Ông để lại nhiều tác phẩm như: Hải ngoại huyết thư (bản dịch); Quốc văn thi tập (giáo dục); Tân nữ huấn ca (Giáo dục); Khổng giáo luận (Nghị luận); Thanh tâm tạp lục du ký và nhiều tác phẩm khác.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Anh , điểm cuối là đường Lý Nhân Tông: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: VĂN CẬN
VĂN CẬN (1928 – 1968)
Ông tên thật là Võ Văn Hoà, quê làng Hải Châu (nay là phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia công tác tuyên truyền tại Mặt trận Quảng
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1957, ông sáng tác ca khúc “Giữ trọn niềm tin” và được xem như là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Năm 1966, sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Bắc Kinh, ông về công tác tại Đoàn Ca múa Miền
Tháng 1 – 1968, ông về công tác tại chiến trường Quảng – Đà. Sáng ngày 24-1-1968, giữa lúc ông cùng Đoàn Văn công giải phóng Quảng Đà đang chuẩn bị chương trình phục vụ cho cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy thì bị trúng bom của địch và hy sinh cùng với 12 cán bộ, diễn viên của Đoàn.
(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng cung cấp)
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Thị Hồng Gấm, điểm cuối là đường Lý Nhân Tông: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 800m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HÀ HUY GIÁP
HÀ HUY GIÁP (1906-1995)
Hà Huy Giáp quê ở làng Thịnh Văn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ông học hết bậc Trung học và thi đỗ tú tài tại trường Bưởi ở Hà Nội.
Năm 1926, ông tham dự bãi khóa để tang Phan Châu Trinh, gia nhập Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và năm 1929 tham gia Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1930, ông được cử làm Bí thư Đặc khu ủy Hậu Giang kiêm Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ. Năm 1931, ông bị bắt giam; mãi tới tháng 5-1933, thực dân mới đưa ông ra xử trong “vụ án Đảng cộng sản Đông Dương” với án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo cùng với Ngô Gia Tự. Ngày 9 – 3 - 1945, khi quân Nhật tiến hành đảo chính thực dân Pháp ở Đông Dương, ông và một số người khác đã tự tổ chức vượt ngục trở về Sài Gòn. Tháng 7 – 1945, ông cùng với ông Ung Văn Khiêm được cử ra Việt Bắc để dự Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào vào trung tuần tháng 8-1945. Năm 1949, ông giữ chức phó Ban Tuyên huấn Trung ương kiêm phó Hiệu trưởng trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Năm 1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng ông được bầu vào BCH Trung ương Đảng Lao động Việt
Năm 1960 đến 1976, ông là Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hóa kiêm Thứ trưởng, Bí thư Đảng đoàn Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Phó ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương. Từ năm 1970, ông phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, rồi làm Viện trưởng Viện Bảo tàng đó cho đến 1987.
Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý.
(Nguồn: 1- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá. 2- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường 30 Tháng 4, điểm cuối là đường Lương Nhữ Hộc: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1060m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HÀN THUYÊN
HÀN THUYÊN (NGUYỄN THUYÊN)
Ông là người ở làng Vụ Cầu, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, có sách ghi ông là người làng Thánh Lâm, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Cho đến nay, vẫn chưa tìm được sử liệu ghi rõ ông sinh và mất năm nào.
Đời Trần Thái Tông (1225-1258) niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247), ông đậu Thái học sinh và làm quan đến chức Công Bộ Thượng Thư. Đời Trần Nhân Tông (1279-1293), năm 1282 (niên hiệu Thiệu bảo thứ 4), tục truyền có cá sấu vào sông Lô, vua sai ông làm bài văn tế cá sấu, ném xuống sông, sau đó cá sấu bỏ đi. Việc đuổi cá sấu về sau được dân gian xem như việc làm của Hàn Dũ đời Đường nên được vua khen thưởng và cho ông theo họ Hàn.
Ông là người có tài làm văn thơ Nôm và là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật. Cũng chính vì vậy, có nhiều người hiểu lầm cho rằng chữ Nôm của ta bắt đầu có từ Hàn Thuyên.
Tác phẩm của ông có Phi sa tập (văn) gồm 1 quyển (theo Phan Huy Chú, trong Lịch triều Hiến chương loại chí, trong tập này có nhiều thơ Nôm. Sách này đã bị quân nhà Minh lấy mất).
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
X- KHU DÂN CƯ BẮC MỸ AN : có 21 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Trà - Điện Ngọc, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 840m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HOÀNG KẾ VIÊM
HOÀNG KẾ VIÊM (1820 - 1909)
Hoàng Kế Viêm quê ở làng Văn Đa, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Sau khi đỗ Cử nhân, ông được sơ bổ Tư vụ hàm Quang lộc tự khanh. Năm 1846, đời vua Thiệu Trị, ông làm Lang trung Bộ Lại. Năm 1854, ông làm Bố chánh Thanh Hóa kiêm Tuần phủ Hưng Yên; năm 1863, làm Tổng đốc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trong thời gian giữ các chức vụ trên, ông đã có nhiều công trạng trong việc trị an, phát triển kinh tế, thủy lợi và ông cũng đã có công trong việc thu phục tướng quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, được phong Đại học sĩ, lãnh Tổng đốc Tam Tuyên, sung Tiết chế quân vụ miền Bắc.
Năm 1882, sau khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội, ông cùng Lưu Vĩnh Phúc chiến đấu chống giặc. Thất bại, ông bị giáng làm Tổng đốc, rồi Thượng thư Bộ Công.
Đời Đồng Khánh, ông được sung đại thần Viện Cơ mật.
Hoàng Kế Viêm còn là một nhà văn, nhà viết sử. Tác phẩm của ông có “Phê thị trần hoàn”, “Tiên công sự tích biệt lục”, Khổn Y lục, Bát tiên công gia huấn từ...
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
2- Đoạn đường có điểm đầu là đường Sơn Trà - Điện Ngọc, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên : Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 840m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGÔ THÌ SĨ
NGÔ THÌ SĨ (1726 – 1780)
Ngô Thì Sĩ quê ở xã Tả Thanh Oai, phủ Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây).
Ông là con cả của Ngô Thì Ức, thân phụ của Ngô Thì Nhậm và là nhạc phụ của Phan Huy Ích. Tên tự của ông là Thế Lộc, các hiệu Ngọ Phong, Nhị Thanh cư sĩ.
Ông là người thông minh nổi tiếng, hiếu học. Năm 1766, ông đỗ Tiến sĩ lúc 40 tuổi, sau đó làm Đốc đồng ở Thái Nguyên, rồi được bổ nhiệm làm Hiến sát sứ ở Thanh Hoá. Ít lâu sau, ông được đổi làm Tham chính Nghệ An, rồi bị bãi chức. Năm 1777, ông được khôi phục làm Hàn Lâm hiệu thư, thăng Thiên Đô ngự sử rồi nhậm chức Đốc trấn Lạng Sơn.
Khi ông mất, tại làng Vĩnh Trại ở giáp động Nhị Thanh (tỉnh Lạng Sơn) đã lập đền thờ ông. Triều Tây Sơn cũng phong tặng ông là Lễ Bộ Thượng thư Văn dụ Hồng liệt đại vương.
Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Anh ngôn thi tập, Ngọ phong văn tập, Quan lan thập vịnh…
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
3- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 1
4- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 2
5- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 3
6- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 4
7- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 5
8- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 6
9- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 8 (dự kiến đặt tên là An Thượng 6), điểm cuối là đường số 11 (dự kiến dặt tên là An Thượng 9): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 114m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 7
10- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 8 (dự kiến đặt tên là An Thượng 6), điểm cuối là đường số 11 (dự kiến dặt tên là An Thượng 9): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 114m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 8
11- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 9
12- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 10
13- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 11
14- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 17 (dự kiến đặt tên là An Thượng 16), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 117m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 12
15- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 17 (dự kiến đặt tên là An Thượng 16), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 266m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 14
16- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 17 (dự kiến đặt tên là An Thượng 16), điểm cuối là đường số 2 (dự kiến đặt tên là Ngô Thì Sĩ) : Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 15
17- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 13 (dự kiến đặt tên là An Thượng 11), điểm cuối giáp tường rào Trường Đại học Kinh tế: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 220m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 16
18- Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m đang thi công, điểm cuối là đường số 1 (dự kiến đặt tên là đường Hoàng Kế Viêm) : Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 17
19- Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m đang thi công, điểm cuối là đường 10,5 chưa đặt tên: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 250m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 18
20- Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường số 19 (dự kiến đặt tên là An Thượng 18): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 86m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN THƯỢNG 19
21- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 20 (dự kiến đặt tên là An Thượng 19), điểm cuối là đường Phan Tứ: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 508m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: TÔN THẤT THIỆP
TÔN THẤT THIỆP (1870 - 1888)
Tôn Thất Thiệp quê ở xã Xuân Long, nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ông là cận vệ của Vua Hàm Nghi và là con của Tôn Thất Thuyết, em ruột Tôn Thất Đạm.
Khi kinh đô Huế thất thủ năm 1885, Vua Hàm Nghi ra Quảng Bình lập chiến khu, mặc dù mới 15 tuổi nhưng ông vẫn theo và làm cận vệ cho Vua. Khi cha là Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, ông cùng anh là Tôn Thất Đạm lo bảo vệ an toàn cho Vua Hàm Nghi. Khi bị bọn phản bội khai báo nơi ở của Vua Hàm Nghi cho thực dân Pháp biết và vây bắt, ông quyết chống trả và hy sinh đêm 01 tháng 11 năm 1888, hưởng dương 18 tuổi.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
XI- KHU DÂN CƯ
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường 21 (dự kiến đặt tên là đường Phạm Hữu Kính), điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 1
2- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 27 (dự kiến đặt tên là đường Hoài Thanh), điểm cuối là đường số 28 (dự kiến đặt tên là đường An Dương Vương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 2
3- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 28 (dự kiến dặt tên là đường An Dương Vương), điểm cuối là đường 29 (dự kiến đặt tên là đường Nguyễn Tư Giản): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 3
4 - Đoạn đường có điểm đầu là đường số 3 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 3), điểm cuối là đường số 22 (dự kiến đặt tên là đường Dương Khuê): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 4
5- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 27 (dự kiến đặt tên là đường Hoài Thanh), điểm cuối là đường số 28 (dự kiến dặt tên là đường An Dương Vương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 114m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 5
6- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 28 (dự kiến đặt tên là An Dương Vương), điểm cuối là đường số 26 (dự kiến đặt tên là Nguyễn Tư Giản): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 98m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 6
7- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 5 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 5), điểm cuối là đường số 8 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 8): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 275m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 7
8- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 27 (dự kiến đặt tên là đường Hoài Thanh), điểm cuối là đường số 28 (dự kiến đặt tên là đường An Dương Vương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 125m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 8.
9- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 28 (dự kiến đặt tên là An Dương Vương), điểm cuối là đường số 31 (dự kiến đặt tên là Chương Dương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 9
10- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 28 (dự kiến đặt tên là An Dương Vương), điểm cuối là đường số 31 (dự kiến đặt tên là Chương Dương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè bằng mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 10
11- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 27 (dự kiến đặt tên là Hoài Thanh), điểm cuối là đường 28 (dự kiến đặt tên là An Dương Vương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 124m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 11
12- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 27 (dự kiến đặt tên là đường Hoài Thanh), điểm cuối là đường số 28 (dự kiến đặt tên là đường An Dương Vương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 124m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 12
13- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 28 (dự kiến đặt tên là An Dương Vương ), điểm cuối là đường số 30 (dự kiến đặt tên là Hồ Huân Nghiệp): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 121m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 14
14- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 28 (dự kiến đặt tên là An Dương Vương), điểm cuối là đường số 30 (dự kiến đặt tên là Hồ Huân Nghiệp): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 146m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 15
15- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 14 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 15), điểm cuối là đường số 16 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 17): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 16
16- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 28 (dự kiến đặt tên là An Dương Vương), điểm cuối là đường số 31 (dự kiến đặt tên là Chương Dương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 238m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 17
17- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 16 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 17), điểm cuối là đường 7,5m đang thi công: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 255m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 18
18- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 17 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 18), điểm cuối là đường số 30 (dự kiến đặt tên là Hồ Huân Nghiệp): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 19
19- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 17 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 18), điểm cuối là đường số 30 (dự kiến đặt tên là Hồ Huân Nghiệp): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 132m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 20
20- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 17 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 18), điểm cuối là đường số 30 (dự kiến đặt tên là Hồ Huân Nghiệp): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: MỸ THỊ 21
21- Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường số 31 (dự kiến đặt tên là Chương Dương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 435m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: PHẠM HỮU KÍNH
PHẠM HỮU KÍNH (…- 1745)
Phạm Hữu Kính là danh thần dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714 – 1765). Ông quê ở huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
22- Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường số 31 (dự kiến đặt tên là Chương Dương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 400m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG KHUÊ
DƯƠNG KHUÊ (1839 – 1902)
Dương Khuê quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông (nay là tỉnh Hà Tây). Ông còn có hiệu là Vân Trì, thường quen gọi là ông nghè Vân Đình. Năm 20 tuổi, ông đỗ cử nhân, sau đó vào kinh thi Hội nhưng bị trượt và được Tùng Thiện Vương (Miên Thẩm) mời về nhà dạy học cho con.
Năm 1868, ông đỗ Tiến sĩ và được bổ làm Tri phủ Bình Giang (tỉnh Hải Dương) sau đó được thăng làm Bố Chính. Khi giặc Pháp sang xâm lược, ông là người dâng sớ tâu với Vua bàn cách chống Pháp. Ông bị Tự Đức giáng chức làm Chánh sứ sơn phòng, trông coi việc khai khẩn. Sau đó, ông được bổ chức Án sát Hải Phòng rồi bị cách chức một lần nữa. Tiếp theo, ông được bổ làm Đốc học, rồi Thăng Bố chính Nam Định. Sang đời vua Thành Thái, ông giữ chức Tham tá Nha Kinh lược Bắc Kỳ, rồi làm Tổng Đốc Nam Định, Ninh Bình và khi về hưu được thăng hàm Thượng Thư Bộ Binh.
Ông còn là một nhà thơ nổi tiếng, nhất là bài đề "Động Hương Tích”, “Hồng Hồng, tuyết tuyết".
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
23- Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường số 31 (dự kiến đặt tên là Chương Dương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 370m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HÀM TỬ
Hàm Tử là tên làng thuộc phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nằm bên bờ sông Hồng, có bến đò qua sông. Ngày xưa, dân cư thưa thớt, cây cối rậm rạp, sau lưng lại là vùng đồng lầy, rất hiểm trở, bến đò qua sông coi như một cửa ải, nên mới gọi là Hàm Tử quan. Trong thời quân Nguyên – Mông sang đánh nước ta lần thứ 2, tướng Nguyên là Toa Đô dẫn 50 vạn quân đánh phá châu Hoan, châu Ái rồi ra đóng ở vùng Tây Kết.
Tháng 4 năm Ất Dậu (1285), Vua Trần Nhân Tông sai các tướng đón đánh quân Nguyên – Mông ở Hàm Tử quan, mở đầu cho những thắng lợi kế tiếp. Kết quả là Toa Đô bị giết chết.
Sau ngày khải hoàn, Trần Quang Khải có cảm hoài bài thơ Tụng giá hoàn kinh sự:
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.
Bản dịch:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu.
Cùng với các trận Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng Hàm Tử đã góp phần tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi, giải phóng hoàn toàn Đại Việt.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
24- Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường số 31 (dự kiến đặt tên là Chương Dương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 380m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: PHAN HÀNH SƠN
PHAN HÀNH SƠN ( 1947 - 2003 )
Phan Hành Sơn quê ở phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Ông nhập ngũ ngày 22 - 2 – 1965. Khi tuyên dương Anh hùng, ông là Đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 2 bộ binh, tỉnh Quảng
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, ông tham dự các trận đánh vào hang ổ, sào huyệt của địch ở Trung Lương, Cồn Dầu và Non Nước – là những căn cứ quan trọng được chúng bảo vệ chu đáo. Trong đợt này, hoà nhịp với phong trào lập công tập thể, Phan Hành Sơn góp phần với đơn vị lập công xuất sắc, riêng ông diệt 212 tên địch, trong đó có 64 tên Mỹ.
Qua 4 năm chiến đấu, Phan Hành Sơn đã diệt 452 tên địch (143 tên Mỹ), bắn rơi 1 máy bay bằng súng bộ binh, phá huỷ 1 pháo 105 milimet, 1 kho đạn, 4 xe vận tải quân sự GMC, đánh sập 8 lô cốt, 4 dãy nhà, thu 7 súng.
Ông đã 28 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ (1 lần Dũng sĩ diệt máy bay, 7 lần Dũng sĩ diệt Mỹ, 20 lần Dũng sĩ quyết thắng). Ông được tặng thưởng 13 giấy khen, 13 bằng khen, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba.
Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Phan Hành Sơn được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng cung cấp)
25- Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường số 31 (dự kiến đặt tên là Chương Dương): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 465m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: LÊ VĂN HƯU
LÊ VĂN HƯU (1230 - 1322)
Lê Văn Hưu quê ở xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá).
Năm 1247, khi mới 18 tuổi, ông đỗ Bảng nhãn khoa thi Thái học sinh đời Trần Thánh Tông, ông được cử làm Pháp quan, coi giữ việc Hình luật, sau đó làm đến Thượng thư Bộ Binh, tước Nhân Uyên hầu. Sang đời Trần Thánh Tông, ông giữ chức Học sĩ Viện Hàn lâm kiêm Giám tu viện quốc sử, trực tiếp soạn bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển. Ông được vua cử làm thầy dạy học của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Có thể nói, ông là nhà sử học có nhiều đóng góp lớn trong việc chăm lo biên soạn Quốc sử nước nhà.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
26- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 21 (dự kiến đặt tên là đường Phạm Hữu Kính), điểm cuối là đường số 27 (dự kiến đặt tên là Hoài Thanh): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 687m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: VÕ NHƯ HƯNG
VÕ NHƯ HƯNG (1929-1963)
Võ Như Hưng quê ở xã Điện
Ngày 26-04-1962, ông đã chỉ huy một tiểu đội của ta đánh lui nhiều đợt tấn công của một đại đội biệt động và gần 10 đại đội bảo an, dân vệ tại xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tiêu diệt và làm bị thương gần một trăm tên địch, phá vòng vây và đưa toàn bộ thương binh rút lui an toàn. Sau trận đánh này, toàn tiểu đội của ông đã được tặng danh hiệu: Dũng sĩ Điện Ngọc. Ngày 20-12-1963, ông chỉ huy trung đội đặc công đánh tan 2 đại đội địch và đã hy sinh.
Ông được tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Nhì và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1965.
(Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng cung cấp)
27- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 21 (dự kiến đặt tên là đường Phạm Hữu Kính), điểm cuối là đường số 25 (dự kiến đặt tên là Lê Văn Hưu): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1080m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HOÀI THANH
HOÀI THANH (1909 – 1982)
Hoài Thanh có tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ, ông được học một ít chữ Hán, sau học trường Pháp-Việt, đỗ tú tài phần thứ nhất tại Hà Nội. Ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng từ cuối 1926, đã bị giam ở sở mật thám Hà Nội, ở Vinh và bị tù án treo 6 tháng.
Từ 1931, ông vào Huế làm nghề chữa bản in ở nhà in Đắc Lập. Ông tham gia viết báo từ năm 1930, như tờ Phổ thông, Dân chúng, Tràng An ... Năm 1936, ông viết cuốn “Văn chương và hành động” nhưng bị cấm lưu hành, vì vậy ông chuyển sang dạy học. Năm 1941, ông bị cấm dạy gần một năm và cấm viết trên báo Tràng An. Thời gian này, ông hoàn thành cuốn Thi nhân Việt Nam.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được bầu làm Chủ tịch văn hoá cứu quốc thành phố Huế, tiếp sau đó ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ khác nhau trong lĩnh vực văn nghệ và giáo dục.
Năm 1950, ông là Uỷ viên Ban Thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam đồng thời là Giám đốc Vụ Văn học nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục; đến năm 1952, là Trưởng tiểu ban văn nghệ trong Nha thông tin tuyên truyền. Năm 1952, ông là Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và làm công tác giảng dạy tại Khoa Văn trường Đại học Tổng hợp, là Viện phó Viện Văn học (1959-1969), Tổng thư ký Ban chấp hành hội Liên hiệp văn học nghệ thuật (1958-1968). Ông là Đại biểu Quốc hội khóa II.
Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
28- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 21 (dự kiến đặt tên là đường Phạm Hữu Kính), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1550m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: AN DƯƠNG VƯƠNG
AN DƯƠNG VƯƠNG
Vua An Dương Vương (tục danh là Thục Phán, thủ lĩnh bộ Âu Việt) đánh thắng vua Hùng Vương thứ 18 (thủ lĩnh bộ Lạc Việt), sát nhập nước Âu Việt và nước Văn Lang thành nước Âu Lạc, đóng đô tại thành Cổ Loa. Bấy giờ, Triệu Đà (quan Úy quân Nam Hải) ở phương Bắc sang xâm lược nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương có một vị tướng tài là Cao Lỗ giúp sức, theo truyền thuyết lại được thần Kim Quy phù trợ, cho chiếc móng rùa để chế ra chiếc nỏ thần, mỗi lần bắn ra 10 mũi tên, khiến Triệu Đà đến đánh mấy lần đều bị thua. Sau Triệu Đà dùng mưu, cho con trai là Trọng Thủy sang lấy công chúa Mỵ Châu và xin ở rể, bề ngoài là kết tình thông gia hòa hiếu, bề trong là tìm hiểu vì sao lực lượng quân sự của Âu Lạc lại mạnh như thế. Mặc dù sự việc này, tướng quân Cao Lỗ nhiều lần can ngăn nhưng vẫn không được An Dương Vương nghe.
Sau khi đã hiểu rõ lí do, Trọng Thủy lừa gạt Mỵ Châu, ăn cắp chiếc nỏ thần đem về nước, rồi cùng vua cha là Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. Vua An Dương Vương thua, phải bỏ thành Cổ Loa, lên ngựa, cho Mỵ Châu ngồi phía sau, chạy về phương Nam. Chạy đến đâu cũng nghe thấy tiếng quân giặc đuổi theo, nào ngờ Mỵ Châu rút lông ngỗng trên chiếc áo rải dọc đường để làm dấu cho Trọng Thuỷ đuổi theo như giao ước từ trước. Khi đến chân núi Mộ Dạ ở giáp biển, thần Kim Quy hiện lên, bảo với An Dương Vương rằng kẻ thù đang ngồi sau lưng. Bấy giờ nhà vua mới vỡ lẽ, bèn rút gươm chém chết Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biển tự tử. Ngày nay, ở sườn núi Mộ Dạ thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An còn có đền thờ, gọi là đền Công (hay đền Cuông).
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
29- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 21 (dự kiến đặt tên là đường Phạm Hữu Kính), điểm cuối là đường số 9 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 9): Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 630m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN TƯ GIẢN
NGUYỄN TƯ GIẢN (1823 - 1890)
Nguyễn Tư Giản là danh sĩ triều Nguyễn, các tên tự là Thân Thúc, Hi Bạch, các tên hiệu là Vân Lộc, Thạch Nông. Ông vốn tên là Nguyễn Văn Phú, và có tên khác nữa là Nguyễn Địch Giản, sau đổi là Tư Giản, là cháu nội danh sĩ Nguyễn Án; quê ở làng Gia Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1844, ông đỗ Hoàng giáp, làm Hàn lâm tu soạn, rồi trải qua các chức Binh khoa cấp sự trung, Quang Lộc Tự khanh, sung Nội các sự vụ, Hữu thị lang bộ Lại sung Biện lý đô chính sự vụ ở Bắc Kỳ.
Khi Tạ Văn Phụng dấy quân vùng Bắc Ninh, Hải Dương, ông làm Tham tán quân vụ dưới quyền chỉ huy của Trương Quốc Dụng. Thua trận, ông bị cách chức phải đi tiền quân hiệu lực, đến khi Tạ Văn Phụng bị đàn áp, ông được phục chức Hàn lâm tu soạn (1864), rồi thăng Hồng lô Tự khanh và sung vào phái bộ đi sứ Trung Quốc. Trở về, ông cùng nhóm Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Đức Hậu, Bùi Viện dâng nhiều bản điều trần lên triều đình xin duy tân cải cách đất nước. Nhóm ông đương thời được xem trọng, coi như một “Tân đảng”. Tuy vậy, chủ trương trên vẫn không được triều đình nghe theo.
Năm 1875, ông làm Thượng Thư Bộ Lại sung Cơ mật viện đại thần, nhưng sau đó bị cách chức, đổi ra làm Sơn phòng sứ ở Chương Mỹ, đến năm 1880 mới trở về phục vụ ở Viện Hàn lâm. Nhưng sau ông từ quan, lui về quê ở ẩn.
Thơ văn ông được truyền tụng rất nhiều, các tác phẩm chính của ông gồm: Thần tiên sách thi tập, Thạch Nông thi văn toàn tập, Yên Thiều văn thảo, Yên Thiều thi văn tập, Thạch Nông tường thoại cổ lục, Trung ngoại quỳnh giao tập, Yên Thiều bút lục, Như Thanh nhật kí, Tiểu thuyết sơn phòng tập, Vân điểm Du lâm, Nguyễn tộc hợp pha, Hà phòng tấu nghị.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
30- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 10 (dự kiến đặt tên là Mỹ Thị 10), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 665m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: HỒ HUÂN NGHIỆP
HỒ HUÂN NGHIỆP (1829-1864)
Ông quê ở làng An Định, huyện Bình Dương (Gia Định), nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Ông là tác giả nổi tiếng về thơ văn của đất Gia Định, là người có khí tiết và được các sĩ phu kính trọng, ông tỏ rõ lòng yêu nước khi cùng Trương Định phất cờ chống Pháp sau khi mất 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ (1862). Ông phụ trách coi sóc phủ Tân Bình, lo liệu về mặt quân tiếp vụ cho nghĩa quân. Ngày 7-4-1864, ông sa vào tay giặc và bị giết.
Tác phẩm của ông có Mười bài bút chiến với Tôn Thọ Tường, đả kích thực dân Pháp.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
31- Đoạn đường có điểm đầu là đường số 21 (dự kiến đặt tên là Phạm Hữu Kính), điểm cuối là đường kéo dài qua cầu Tuyên Sơn: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1600m, rộng 15m; vỉa hè một bên rộng 16m, một bên rộng 6m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: CHƯƠNG DƯƠNG
CHƯƠNG DƯƠNG
Chương Dương là một bến đò ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, tướng nhà Trần là Trần Quang Khải cùng với Trần Quốc Toản đem quân đánh tan quân Nguyên ở bến sông này, khiến cho quân giặc cùng tướng là Thoát Hoan phải tháo chạy. Trên đường chiến thắng trở về Trần Quang Khải có cảm hoài bài thơ Tụng giá hoàn kinh sự:
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.
Bản dịch:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư: Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hoá)
XII- ĐƯỜNG 10,5m VÀO ĐƯỜNG THI SÁCH: có 01 đường
1- Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hữu Thọ, điểm cuối là đường Thi sách: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 240m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN PHI KHANH
NGUYỄN PHI KHANH (1355 - 1428)
Ông còn có tên là Nguyễn Ứng Long, tự Phi Khanh, hiệu Nhị Khê, người làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (nay là huyện Chí Linh), tỉnh Hải Dương.
Ông làm nghề dạy học và sau dời về làng Ngọc Ổi, làng này nhớ ơn ông nên đổi làng cũ thành làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam Thượng (nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Ông là thân sinh của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Ông là người nổi tiếng thông minh và ham học. Năm 1374, ông đậu Bảng nhãn, nhưng do lấy con gái của Trần Nguyên Đán - một tôn thất nhà Trần, nên ông không được làm quan.
Sang đời nhà Hồ, ông làm quan với chức Đại lý Thiếu khanh và Trung thư thị lang Quốc tử giám tư nghiệp. Cuối đời nhà Hồ, ông bị giặc Minh bắt đem về Kim Lăng (Trung Quốc) rồi chết ở bên đó. Sau này, thi hài của ông được con là Nguyễn Phi Hùng đem về mai táng tại gò Bái Vọng, làng Nhị Khê.
Tác phẩm của ông gồm có: Nhị Khê thi văn tập (văn); Nguyễn Phi Khanh thi tập (văn); Thanh hư động ký (văn, triết); Diệp mã nhi phú và nhiều bài thơ phú khác.
(Nguồn: Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá)
XIII- ĐƯỜNG NỐI TỪ ĐƯỜNG LÊ ĐỘ ĐẾN ĐƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH:
+ Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Tất Thành, điểm cuối là đường Lê Độ: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 240m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: TÔN THẤT ĐẠM
TÔN THẤT ĐẠM (1866 - 1888)
Tôn Thất Đạm quê ở xã Xuân Long, nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ông là con của Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và là anh của Tôn Thất Thiệp.
Năm 1885, khi kinh đô Huế thất thủ, ông và cha cùng theo Vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị tổ chức chống giặc và bảo vệ nhà Vua.
Năm 1886, ông giữ chức Khâm sai Tán lý quân vụ, đóng quân ở miền núi tỉnh Hà Tĩnh, giữ mối liên lạc giữa nghĩa quân và Vua Hàm Nghi. Ông là người có công lớn trong việc bảo vệ vua khi cha ông sang Trung Quốc cầu viện. Khi nghe Vua Hàm Nghi bị bắt ngày 01 tháng 11 năm 1888, ông uống thuốc độc tự tử, hưởng dương 22 tuổi. Trước khi mất, ông để lại hai bức thư, một gửi cho Vua Hàm Nghi nhận tội bất lực, một gửi cho viên sĩ quan Pháp chỉ huy đồn Thuận Bài nói về sự tuẫn tiết và yêu cầu viên sĩ quan Pháp giữ nghi lễ với Nhà Vua.
XIV- ĐIỀU CHỈNH ĐƯỜNG ĐINH TIÊN HOÀNG: Căn cứ công văn số 815/UBND-VP ngày 22/10/2008 của UBND quận Thanh Khê về việc điều chỉnh lại vị trí đường Đinh Tiên Hoàng; Qua kiểm tra thực tế, nay xin điều chỉnh lại như sau:
+ Đoạn đường có điểm đầu là đường Ông Ích Khiêm, điểm cuối là kiệt 112 đường Trần Cao Vân: Nền đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 460m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp nước, thoát nước (mương xi măng bê tông), cáp ngầm, hệ thống điện hạ thế, hệ thống chiếu sáng đèn cao áp.
Đề nghị đặt tên đường: ĐINH TIÊN HOÀNG
+ Đoạn đường từ số nhà 77 đến số 121 (của đường Đinh Tiên Hoàng cũ) thông ra đường Trần Cao Vân, giáp với nhà số 74 Trần Cao Vân, trước đây đặt tên là Đinh Tiên Hoàng, đề nghị bỏ tên Đinh Tiên Hoàng và đánh số nhà theo phương thức kiệt gọi là Kiệt 74 Trần Cao Vân.