Hải chiến Java và những bài học lịch sử
(Cadn.com.vn) - Đã hơn 71 năm trôi qua, nhưng lực lượng đồng minh vẫn chưa lý giải được nguyên do vì sao họ thua trong cuộc Hải chiến Java diễn ra ngày 27-2-1942. Đây là cuộc hải chiến vốn đưa Hải quân Hoàng gia Nhật Bản trở thành lực lượng hùng hậu nhất trên biển những năm 1940, tiếp tục chinh phục Java và những phần còn lại của vùng Đông Nam Á.
Thế trận đầu tháng 2-1942
Hải chiến Java là cuộc chiến diễn ra từ ngày 27-2 đến ngày 13-3-1942 nằm trong khuôn khổ chiến dịch Đông Ấn thuộc Hà Lan, trong đó Nhật Bản là bên thắng còn Mỹ và phe đồng minh là bên bại trận.
Hải quân Mỹ (USN) được trang bị tương đối hùng hậu, được hỗ trợ rất mạnh mẽ từ phía đồng minh như Hải quân Hoàng gia Anh, Hải quân Hoàng gia Australia, Hà Lan và New Zealand. Về phía Hải quân Hoàng gia Nhật Bản (IJN), tuy không mạnh bằng đồng minh nhưng lại có khả năng tác chiến cao và cơ động, gồm 6 hạm đội và 4 tàu vận tải, 10 tàu chiến, 18 tàu vận tải hạng nặng và 126 tàu khu trục... Đặc biệt, IJN còn được đào tạo bài bản, kỷ luật nghiêm, kỹ năng tuyệt vời, nhất là tác chiến pháo trên biển. Quan trọng hơn, IJN có cách tổ chức tốt, mặc dù đồng minh có hẳn một bộ tư lệnh liên quân mang tên ABDA (Bộ Tư lệnh liên quân Mỹ- Anh- Hà Lan- Australia).
Trận Hải chiến Java năm 1942.
Hải chiến Java diễn ra như thế nào?
Lợi dụng sự bất đồng của đồng minh, nhất la sau khi vô hiệu hóa lực lượng quân đội Mỹ tại Philippines, IJN tiến hành hàng loạt các vụ tấn công có tính toán nhằm vào lực lượng đồng minh.
IJN bắt đầu bằng trận khai hỏa tấn công vào tàu DEI của Hà Lan đầu tháng 2-1941 để chia nhỏ lực lượng đồng minh. Ngay sau khi nhận được nguồn tin về lực lượng đổ bộ Nhật Bản được bảo vệ bởi một lực lượng tàu nổi hùng hậu tiến đến gần đảo Java, Đô đốc Doorman quyết định đối mặt và tìm cách tiêu diệt lực lượng tàu vận tải chính. Khởi hành vào ngày 26-2-1942 cùng với các tàu tuần dương Houston, HMAS Perth (D29), HNLMS De Ruyter, HMS Exeter (68) và HNLMS Java cùng 10 tàu khu trục khác, quân của Đô đốc Doorman đụng độ với lực lượng hỗ trợ Nhật Bản dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Takeo Takagi, gồm 4 tàu tuần dương và 13 tàu khu trục. Trong trận chiến biển Java diễn ra ngày 27-2-1942, lực lượng của Doorman gặp hạm đội Nhật Bản lần đầu tiên vào lúc chiều tối.
Trong khi các tàu khu trục Nhật thả một màn khói, các tàu tuần dương của cả hai phía đồng loạt nổ súng. Sau đợt tấn công đầu tiên bằng ngư lôi không hiệu quả, các tàu tuần dương hạng nhẹ cùng các tàu khu trục Nhật Bản tung ra đợt thứ hai và đánh chìm được tàu khu trục HNLMS Kortenaer. HMS Exeter và tàu khu trục HMS Electra (H27) bị hải pháo bắn trúng, khiến Electra chìm không lâu sau đó. Do không có lực lượng hộ tống, 4 tàu chiến còn lại của Đô đốc Doorman một lần nữa quay trở lên phía Bắc với nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn việc chiếm đóng Java. Đến 23 giờ, các tàu tuần dương lại đối đầu với hạm đội tàu nổi Nhật Bản. Phía Nhật phản công bằng loạt ngư lôi va do mắc kẹt giữa 2 quả ngư lôi, tàu De Ruyter và Java nổ tung, chìm nhanh chóng, mang theo cả Đô đốc Doorman xuống lòng đại dương.
Hải chiến Java là cuộc đối đầu giữa những tàu nổi lớn nhất kể từ trận Jutland trong Thế chiến I. Đến cuối ngày, 2 tàu tuần dương và 3 tàu khu trục của lực lượng hải quân ABDA bị đánh chìm, số tàu khu trục còn lại được lệnh rút về Surabaya, còn chiếc Exeter bị hư hại nặng. Trước khi bị đánh chìm, chính Đô đốc Doorman ra lệnh 2 tàu tuần dương còn lại là
Bài học quan trọng
Sau hàng loạt những thất bại, đặc biệt từ trận Trân Châu Cảng (12-1941) và tiếp đó là những trận diễn ra tại Philippines, Eo biển Maassar... lực lượng hải quân Mỹ cũng như đồng minh suy yếu nặng nề.
Những trận chiến này giúp Mỹ cùng đồng minh rút ra nhiều bài học, đặc biệt về chiến lược. Cũng từ những thất bại này, lịch sử quân sự thế giới ra đời nhiều thuật ngữ mới như “Deep engagement” (Tham chiến triệt để) và “Offshore balancing” (Thế cân bằng trên biển). Những người ủng hộ “Tham chiến triêt để” ủng hộ phương án triển khai khả năng cũng như sức mạnh quân sự tối đa của Mỹ. Còn những người ủng hộ “Thế cân bằng trên biển” lại cho rằng, cần quan tâm hơn nữa đến những cam kết về quân sự và chính trị, tránh lặp lai những sự cố như Trân Châu Cảng hoặc Hải chiến Java.
Vì vậy, nhiệm vụ của những người hoạch định kế hoạch cần tính toán thấu đáo để tạo ra ABDA tương lai “xứng cái tâm, đáng cái tầm” và dù có hay không “Thế cân bằng trên biển”, lực lượng Hải quân Mỹ cũng phải thỏa mãn tốt các tiêu chí như thông tin liên lạc thông suốt giữa các lực lượng đồng minh; đảm bảo các đồng minh hiểu được thế mạnh của nhau; đảm bảo đồng minh đều có thể chia sẻ các thông tin tình báo liên quan đến khả năng của đôi phương; đảm bảo đủ vũ khí khí tài khi sử dụng; kể cả dự phòng lẫn phục vụ cho mục đích duy tu bảo dưỡng và cuối cùng phải đảm bảo sự thống nhất chiến lược giữa các đồng minh.
Kim Hùng
(Theo TD)